Khám phá 4 loại tin nhắn di động phổ biến nhất hiện nay

Hotline (Zalo):096.212.4004 – Office: (024) 6683 4004

Tất cả các loại tin nhắn di động được tạo ra không hề giống nhau. Từ cách chúng được gửi đi, mục đích sử dụng cho tới khả năng truyền tải những dạng nội dung gì…v.v. Có một số yếu tố quyết định đến sự khác biệt này. Trong bài viết hôm nay, Top Marketing sẽ giúp các bạn tìm hiểu những loại tin nhắn di động phổ biến nhất hiện nay. Kiến thức này sẽ rất có ích không chỉ trong cuộc sống mà còn cả trong công việc hàng ngày của chúng ta. Hãy cùng khám phá nhé.

Mục lục nội dung:


4 loại nhắn tin di động được dùng thường xuyên

Có rất nhiều việc cần đến sự trợ giúp của tin nhắn. Theo dõi bài viết này, bạn sẽ thấy tất cả tiềm năng chưa được khai thác của nhắn tin di động!

1. Tin nhắn SMS & MMS

Tin nhắn văn bản là hình thức nhắn tin quen thuộc nhất trên điện thoại di động. Nếu nội dung được thêm hình ảnh hoặc video thì SMS đã trở thành MMS.

phan-biet-tin-nhan-sms-va-tin-nhan-mms-khac-nhau-nhu-the-nao
cac-loai-tin-nhan-di-dong-pho-bien

SMS và MMS là các giao thức liên lạc giúp người dùng nhận và gửi các khối nội dung trên mạng di động. MMS cho phép gửi văn bản đa phương tiện, cũng như mở rộng giới hạn ký tự. Chúng tôi đã từng có bài viết phân biệt sự khác nhau giữa hai hình thức này. Bạn có thể xem chi tiết Tin nhắn SMS và MMS khác nhau như thế nào ?

2. Thông báo đẩy – Push Notification

Thông báo đẩy là một thông báo bật lên trên thiết bị di động. Nó là lời nhắc di động, trông giống tin nhắn sms. Chúng chỉ tiếp cận những người dùng đã cài đặt ứng dụng của bạn. Thông báo đẩy mở ra một màn hình không chỉ chứa văn bản mà còn có thể phát âm thanh, icon, hình ảnh, liên kết, tệp đính kèm và các nút tương tác.

Nhà xuất bản ứng dụng có thể gửi chúng bất cứ lúc nào. Người dùng không cần mở ứng dụng hoặc đang dùng thiết bị vẫn có thể nhận thông báo. Mỗi nền tảng di động đều hỗ trợ Push Notification. (IOS, Android, Fire OS, Windows và BlackBerry có các dịch vụ riêng).

push-notification-thong-bao-day

Ngược lại với SMS, thông báo đẩy có thể miễn phí và không giới hạn số lượng. Chúng được triển khai qua 2 hình thức:

  • Tìm nhà cung cấp bên thứ ba.
  • Tự phát triển trong ứng dụng.

Thông báo đẩy mang lại mức độ tương tác, giải trí và giữ chân người dùng cao. Tỷ lệ mở lên đến 65%. Tuy nhiên, dù người dùng có quyền tùy chỉnh cài đặt thông báo, nhưng chúng vẫn có thể gây phiền nhiễu trong một số trường hợp. Thậm chí khiến khán giả gỡ cài đặt ứng dụng.

3. Tin nhắn trong ứng dụng

Đối với những người sử dụng smartphone, hầu hết đều sẽ cài đặt một số ứng dụng. (Phổ biếnnhư Facebook, Instagram, Twitter,..v.v). Với mỗi lượt tải xuống đều có khả năng nhận được tin nhắn trong ứng dụng. Và chúng thường bị nhầm lẫn với thông báo đẩy.

Để phân biệt sự khác nhau giữa Tin nhắn trong ứng dụng và thông báo đẩy, chúng ta sẽ dựa vào vị trí nhận những thông báo này.

  • Tin nhắn trong ứng dụng: Người dùng nhận được bên trong ứng dụng khi họ đang mở nó. Các thông báo này được thiết kế để gửi thông điệp nhắm mục tiêu và nhạy cảm với ngữ cảnh hơn. Ví dụ như hướng dẫn người dùng lần đầu; Popup phần thưởng khi chơi game, ….v.v.
  • Thông báo đẩy: Thường xuất hiện trên màn hình khóa. Người dùng nhìn thấy mà không cần mở ứng dụng.

4. Rich Communication Services – RCS

RCS là viết tắt của Rich Communication Services, là giao thức nhắn tin giữa các nhà mạng di động dựa trên Internet. Tiêu chuẩn nhắn tin mới này được thiết kế để thay thế cho chuẩn tin nhắn SMS truyền thống đã “lỗi thời”.

Về cơ bản, RCS áp dụng các tiêu chuẩn hiện đại vào việc nhắn tin. Nó mang các chức năng tương tự các app nhắn tin bên thứ ba. (Như Facebook Messenger, WhatsApp, Hangouts, Telegram, Zalo…v.v.). Điều kiện duy nhất là hai người muốn nhắn tin cho nhau phải dùng điện thoại hỗ trợ chuẩn RCS. Nghe có vẻ rất giống với những gì Apple đang làm với ứng dụng iMessage.

Trường hợp tin nhắn RCS được gửi tới điện thoại không hỗ trợ, điều gì sẽ xảy ra ? Nó sẽ được mặc định trở thành SMS. Vì vậy, không có thông điệp nào bị mất đi sau khi người dùng gửi.

Hiện nay, đang có 55 nhà mạng, 11 nhà sản xuất điện thoại và 2 nhà cung cấp hệ điều hành đang làm việc cùng nhau để biến RCS trở nên phổ biến.

danh-sach-cac-don-vi-trien-khai-ung-dung-rcs
Rate this post

Comments

comments