Cách duy trì thái độ đúng đắn khi tìm việc, xin việc làm?
Tìm việc làm là một quá trình mà bạn thấy hứng thú vì nếu thành công, bạn đang làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn nhưng sẽ có lúc bạn cảm thấy nản lòng vì xin việc bất thành. Tuy trình độ học vấn và kỹ năng, kinh nghiệm là yếu tố quan trọng nhưng nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao thái độ của bạn. Cùng tìm hiểu các mẹo để duy trì thái độ đúng đắn khi bạn tìm kiếm một công việc mới nhé!

1. Không tỏ ra kiêu căng
Điều này có vẻ đơn giản nhưng người tìm việc sẽ cần phải ghi nhớ. Nếu bạn không cho thấy được bạn là người thân thiện, nhà tuyển dụng sẽ xem xét các ứng viên khác ngay lập tức thì điều này cũng sẽ xảy ra với bạn khi bạn tỏ ra là người kiêu căng và tự tin thái quá. Chả ai muốn làm việc với một người luôn coi mình là “món quà của tạo hoá” cả. Ngay cả khi bạn đúng là người có tài thật đi chăng nữa thì bạn cũng không nên thể hiện quá rõ điều này khi đang tìm việc hoặc tham gia phỏng vấn.
2. Thể hiện thái độ tích cực và lạc quan
Dù là bạn chưa tìm được việc sau một chuỗi ngày dài thì bạn cũng không nên quá bi quan về điều này. Đừng để những lời từ chối của các nhà tuyển dụng ảnh hưởng đến tâm lý của bạn, khiến bạn không tự tin vào năng lực của mình. Hãy luôn lạc quan và tự tin là mình sắp được công ty nào đó nhận, bạn sẽ không phải tìm việc làm mới nào nữa.

3. Không nói xấu đồng nghiệp hoặc nhà tuyển dụng
Trong quá trình tìm việc và tham gia phỏng vấn cho vị
trí nào đó, một điều tối kị mà bạn nên tránh là nói xấu nhà tuyển dụng mà bạn gặp
trước đó hoặc các đồng nghiệp/sếp cũ. Việc này chỉ thể hiện cho người tuyển dụng
mà bạn đang tiếp xúc thấy được bạn là người xấu tính, hay nói xấu sau lưng và
cơ hội trúng tuyển của bạn đương nhiên sẽ
giảm đi rất nhiều. Do vậy, khi tham dự phỏng vấn, hãy chia sẻ những gì cho thấy
bạn là người lạc quan và tự tin.
Tham khảo thêm bài viết về các câu hỏi phỏng vấn hay mà nhà tuyển dụng hay hỏi các ứng viên tại
đây.
4. Luôn nhắc nhở bản thân rằng thái độ tốt sẽ cho bạn sức mạnh
Không giống như một thái độ tiêu cực khiến cho người
xung quan không tin tưởng vào bạn thì một thái độ tích cực thì ai cũng muốn
chiêu mộ bạn về với họ. Nếu bạn đang nói chuyện với một người sẽ quyết định xem
bạn trúng tuyển hay không, bạn cần xem xét xem cho họ thấy những tính cách gì của
mình. Khi bạn tỏ ra mình lạc quan, nhà tuyển dụng cũng sẽ muốn bạn về đội của họ.
Là một người tìm việc, bạn có thể sẽ có một ngày tồi tệ
mà bạn tưởng như mình sẽ không bao giờ vượt qua và xin được công việc mình mong
muốn. Tuy vậy, nếu bạn nhớ tầm quan trọng của thái độ và tập trung vào việc giữ
thái độ tích cực thì bạn có thể vượt qua tất cả mọi khó khăn cũng như thử thách
và chắc chắn rằng bạn sẽ tự tin khi giao tiếp với các nhà tuyển dụng tiềm năng.
Từ đó, bạn sẽ xin được việc và thực hiện được ước mơ của mình. Hãy theo dõi Blog
của chúng tôi để có thêm nhiều kinh nghiệm tìm việc cũng như phỏng vấn xin việc
hơn nhé!
- 10 Thống kê tìm kiếm GOOGLE bạn cần biết cho năm 2022 - Tháng Ba 9, 2022
- 5 xu hướng phát trực tuyến video nhà tiếp thị cần biết - Tháng Hai 13, 2022
- Dự đoán hành vi mua sắm vào các dịp lễ năm 2022 - Tháng Hai 7, 2022
- 5 mẹo làm nổi bật email marketing Black Friday và Cyber Monday - Tháng Mười 14, 2021
- Các loại tin nhắn di động phổ biến nhất hiện nay - Tháng Mười 11, 2021
- Những điều doanh nghiệp B2B không nên làm khi tiếp thị nội dung - Tháng Tám 10, 2021
- Tiếp thị Millennials và Gen-Z khác nhau như thế nào ? - Tháng Bảy 28, 2021
- Tại sao tỷ lệ giữ chân khách hàng lại rất quan trọng đối với ROI ? - Tháng Tư 13, 2021
- Trải nghiệm khách hàng cần thay đổi như thế nào trong năm 2021 - Tháng Ba 31, 2021
- Tiếp thị di động: 4 xu hướng mới nổi 2021 bạn cần biết - Tháng Một 27, 2021