Email marketing xuất hiện từ những năm 1970 – có thể coi là “cũ” so với mạng xã hội và các kênh khác. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những công cụ tiếp thị kỹ thuật số có giá trị nhất đối với hầu hết mọi loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu chứng minh rằng tiếp thị email luôn thu về lợi tức đầu tư mạnh mẽ, bất kể nhóm đối tượng của bạn là gì. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là mọi chiến lược email marketing đều mang lại kết quả như nhau.
Các chiến lược marketing hiện nay thường được thực hiện theo 2 phương pháp: Inbound và Outbound. Tương tự, tiếp thị qua email cũng vậy. Nó cũng bao gồm Inbound Email Marketing và Outbound Email marketing.
Tiếp thị Inbound trong email marketing là gì ? Nó mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp ? Top Marketing sẽ giúp bạn giải đáp vướng mắc trong bài đăng hôm nay. Cùng theo dõi nhé.
Mục lục nội dung
- Inbound Email Marketing là gì ?
- Tiếp thị email theo phương pháp inbound có lợi ích gì cho doanh nghiệp
- 5 điều cần ghi nhớ để tạo ra hiệu suất email marketing inbound tốt hơn
Inbound Email Marketing là gì ?
Email marketing theo phương pháp Inbound liên quan tới việc gửi email đến những người đồng ý nhận thông tin của bạn. Họ tự nguyện cung cấp địa chỉ liên hệ để nhận nội dung từ bạn. Thông điệp được xây dựng trên cơ sở phù hợp, có liên quan và mang lại giá trị cho người nhận.
Chiến lược Inbound hoàn toàn trái ngược với Outbound. Với Outbound Email marketing, bạn là người tiếp cận khách hàng. Bạn sẽ chủ động gửi email tới người nhận, bất kể họ đã đồng ý hoặc chưa. Và tất nhiên, theo kỹ thuật Outbound, data khách hàng hầu hết thường do doanh nghiệp sưu tầm, thu thập trên mạng. Thông điệp được xây dựng dựa trên việc mạng lại lợi ích cho nhà tiếp thị. Bởi vậy, hầu hết những email này chỉ mang tính quảng cáo, rao bán sản phẩm dịch vụ.
Tiếp thị email theo phương pháp inbound có lợi ích gì cho doanh nghiệp?

1. Xây dựng niềm tin với khách hàng
Tất cả các nhà tiếp thị đều hiểu tầm quan trọng của việc xác định khách hàng mục tiêu. Hầu như không có sản phẩm và dịch vụ nào trên thế giới hấp dẫn tất cả mọi người. Vậy nên, để xác định những đối tượng nào quan tâm đến thương hiệu, bạn cần phát triển nội dung tiếp thị phù hợp với sở thích của họ. Điều này giúp thu hút sự chú ý của khán giả hơn. Dần dần xây dựng niềm tin, củng cố bền vững mối quan hệ với khách hàng.
2. Email marketing Inbound giúp xác định khách hàng tiềm năng
Data khách hàng của bạn có thể bao gồm nhiều phân nhóm. Chẳng hạn như:
- Người truy cập chỉ quan tâm nội dung trên web, không có nhu cầu về sản phẩm.
- Khán giả tìm kiếm tự nhiên và truy cập web để tham khảo sản phẩm dịch vụ
- Người dùng đăng ký thông tin sai
- Người dùng tìm hiểu sản phẩm và đang tham khảo một số đơn vị khác nữa.
- …v.v.
Làm thế nào bạn xác định được khách hàng tiềm năng để đầu tư nhiều thời gian kết nối với họ hơn ? Đây cũng là lý do khiến email marketing vẫn luôn hoạt động và mang giá trị mạnh mẽ.
Theo chiến lược Inbound, nội dung email marketing sẽ nhắm mục tiêu và phù hợp với đối tượng. Vậy nên, qua tương tác và phản hồi từ người nhận, bạn có thể đánh giá được sự tiềm năng của họ. Từ đó, định hướng những cách thức kết nối phù hợp hơn để dần chuyển đổi họ thành khách hàng.
Kiến thức liên quan:
3. Hỗ trợ SEO, thu hút lưu lưu truy cập cho trang web
Với cách tiếp cận Inbound, những nội dung chất lượng sẽ phân phối tới khán giả qua email. Trong trường hợp khi người nhận thấy hữu ích, họ có thể chia sẻ nội dung đó với bạn bè, đồng nghiệp…v.v. Đây là công cụ bổ trợ mạnh mẽ cho SEO. Đồng thời cũng thúc đẩy lưu lượng truy cập cho website. Tham khảo chi tiết 5 lợi ích email marketing giúp cải thiện SEO.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý viết nội dung mạnh mẽ là điều rất quan trọng. Bởi nếu thông tin không khiến người nhận cảm thấy có giá trị, họ sẽ dần hủy đăng ký. Hãy luôn xem xét thông điệp có thể mang lại lợi ích như thế nào khi phát triển nó.
4. Chăm sóc khách hàng
Một số quan điểm cho rằng tiếp thị email đã chết và truyền thông xã hội đang chiếm lĩnh. Thống kê email marketing gần đây đã hoàn toàn bác bỏ những nhận định này.
- Email là kênh ưa thích nhận thông tin quảng cáo của 60% người tiêu dùng; Phương tiện truyền thông xã hội chỉ chiếm 20%.
- Người dùng không chỉ muốn nhận quảng cáo qua email mà tỷ lệ số người thực hiện hành động cũng khá cao. 60% trong số họ đã mua một cái gì đó khi nhận được một email tiếp thị. Còn trên kênh phương tiện truyền thông xã hội, chỉ 12,5% người tiêu dùng cân nhắc mua hàng.
Bạn có thể gửi thông điệp chúc mừng vào các dịp lễ, ngày đặc biệt hoặc cập nhật các chương trình quà tặng, ưu đãi mà khách hàng quan tâm…v.v.
Tiếp thị email inbound đại diện cho một cơ hội đáng kể. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng biết cách tối ưu hiệu quả hoạt động của nó. Bạn đang tìm cách cải thiện CTR (tỷ lệ nhấp)? Hãy tham khảo một số mẹo dưới đây để thúc đẩy nỗ lực email marketing inbound của bạn.
5 điều cần ghi nhớ để tạo ra hiệu suất email marketing inbound tốt hơn

1. Kiểm tra chi tiết trước khi gửi đến khách hàng
Trong chiến dịch inbound, bạn thường xuyên soạn nội dung cho những người đã đăng ký tham gia danh sách. Ngoài bản thân thông điệp, giọng điệu thì cách trình bày cũng rất quan trọng. Nó phản ánh bản chất của tổ chức và những phẩm chất được thương hiệu duy trì.
Vì vậy hãy đọc kỹ chúng trước khi gửi. Bạn có thể tự làm hoặc nhờ bất kỳ đồng nghiệp nào xem qua. Hãy nhớ, việc gửi một email trình bày cẩu thả hoặc vô giá trị sẽ phản ánh tác phong thiếu chuyên nghiệp. Thậm chí, có thể làm khán giả hủy đăng ký. Điều này gây lãng phí những nỗ lực tiếp thị xây dựng danh sách của bạn.
2. Thiết lập một dòng chủ đề có liên quan
Email phục vụ cho nhiều mục đích như công việc, trao đổi tài liệu, học tập…v.v. Do đó, mỗi cá nhân có thể sẽ nhận được nhiều email khác trong hộp thư hàng ngày. Và thông thường, mọi người sẽ không dành thời gian để mở tất cả các thư đến.
Điều đó ngụ ý rằng các thông điệp của bạn nên đi kèm với tiêu đề có liên quan tới thông tin đối tượng đang mong đợi. Đừng tạo ra những dòng tiêu đề quá dài dòng hoặc chung chung. Nó sẽ chỉ thúc giục người đọc bỏ qua email của bạn.
Người nhận bày bỏ quan tâm tới loại thông điệp gì, bạn hãy đặt tiêu đề chứa tin tức đó. Điều này giúp đảm bảo khán giả sẽ nhanh chóng mở thư của bạn ra xem. Bởi chính họ đã đăng ký nhận thêm thông tin về chủ đề này.
Kiến thức hữu ích:
3. Tạo thông điệp có giá trị trong email marketing inbound
Soạn một email năng động, lấy khách hàng làm trung tâm, cung cấp dữ liệu phù hợp với đối tượng là chìa khóa cho các chiến dịch email marketing inbound. Bạn có thẻ tạo nội dung miễn phí, độc đáo và dành riêng cho người dùng. Chẳng hạn như một hướng dẫn cách làm, mẹo vặt….
Sau đó, bạn có thể khéo léo đưa thêm những nội dung có liên quan khác về sản phẩm. Khách hàng luôn thích thứ gì đó có sẵn miễn phí. Vì vậy hãy cân nhắc việc đưa bản dùng thử và giảm giá trong email….v.v.
4. Suy nghĩ về thời gian gửi chiến dịch
Thời gian gửi là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của chiến lược email marketing inbound.
Hãy suy nghĩ về thời gian người đăng ký rất có thể sẽ mở thư của bạn. Buổi sáng những ngày làm việc, khoảng 9 giờ là thời điểm lý tưởng để gửi email. Các ngày cuối tuần nhìn chung, tỷ lệ mở thường thấp hơn. Do đó, nên hạn chế gửi email vào những ngày này.
5. Lời gọi hành động là cần thiết
Nên có CTA hoặc lời kêu gọi hành động ở dòng dưới cùng của email. Chuyển hướng họ đến trang web hoặc cung cấp cho một động lực thúc đẩy mua hàng, liên hệ với bạn hoặc hành động khác….v.v
Đề nghị một số chương trình chiết khấu, mã khuyến mãi, v.v. có thể tạo ra sự quan tâm của người dùng. Ngoài việc thu hút khách hàng, các ưu đãi và giảm giá còn giúp giữ chân người dùng trung thành với thương hiệu. Tham khảo thêm: Hướng dẫn thiết kế lời gọi hành động CTA Email.
Lời khuyên: Luôn nhớ giữ cho các email marketing inbound được cá nhân hóa để duy trì và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi.
Kết luận
Mỗi doanh nghiệp sẽ có phương pháp làm email marketing inbound không giống nhau. Do đó, hãy thử nghiệm để tìm ra chiến lược lý tưởng phù hợp với đơn vị mình. Một chiến lược tiếp thị email inbound thực hiện đúng cách sẽ giúp cải thiện nỗ lực tạo khách hàng tiềm năng. Đồng thời nâng cao nhận thức về thương hiệu. Qua đó, dần tăng thêm nhiều tài nguyên giá trị trong tương lai cho doanh nghiệp bạn.
Chúc bạn thành công!
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Top Zalo Support - Tháng Ba 17, 2023
- Cách tối ưu Zalo cùng Top Zalo Support - Tháng Ba 14, 2023
- Hướng dẫn thiết kế hình ảnh trong email marketing - Tháng Mười Hai 21, 2022
- SMTP Server là gì và nó có phải là một Mail Server ? - Tháng Mười Hai 19, 2022
- Quy tắc cho content marketing - Tháng Mười Hai 14, 2022
- Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo - Tháng Mười Một 14, 2022
- Cập nhật các xu hướng SEO mới nhất lên Top Google - Tháng Mười 31, 2022
- Facebook Video Marketing: 5 Mẹo tạo nội dung video hấp dẫn - Tháng Mười 14, 2022
- 6 mục tiêu phổ biến trong các chiến dịch tiếp thị truyền thông xã hội - Tháng Mười 6, 2022
- 7 Xu hướng SMS Marketing nhà tiếp thị cần chú ý - Tháng Chín 29, 2022