Email Marketing là kênh quảng cáo phổ biến được nhiều đơn vị kinh doanh sử dụng hiện nay. Tiếp thị qua email trở nên phổ biến đồng nghĩa với những vấn đề xoay quanh nó trở thành tiêu điểm. Khá nhiều người làm email marketing không thu được kết quả như mong đợi. Họ nhìn nhận công cụ này đã lỗi thời, không còn phù hợp để thêm vào các chiến lược Digital Marketing.
Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn đưa ra kết quả ngược lại. Không phải ngẫu nhiên mà từ năm 2018 đến nay, tiếp thị qua email đều mang lại cho các doanh nghiệp ROI cao nhất (đến 4200%) trong số các kênh quảng cáo trực tuyến.
Bài viết này, Top Marketing sẽ làm sáng tỏ một số quan điểm sai lầm về tiếp thị qua email. Chính những suy nghĩ sai lầm này dẫn tới tiếp thị email không hoạt động. Hãy theo nội dung bên dưới nhé!
Những quan điểm sai lầm về tiếp thị qua email
Sai lầm 1: Tiếp thị qua email không có hiệu quả lâu dài
Đây là quan điểm sai lầm thường gặp nhất khi mọi người nói về Email Marketing. Nhiều người cho rằng email không được dùng phổ biến như mạng xã hội hoặc các ứng dụng nhắn tin trực tuyến. Những thông điệp quảng cáo này không gây được sự chú ý. Sẽ không có khách hàng nào để ý đến chúng cả.
Tuy nhiên, bạn cần biết:
- Đến 91% người tiêu dùng truy cập email hàng ngày.
- 68% số người đã từng mua hàng trực tuyến là do nhận được email tiếp thị.
- 86% khách hàng muốn nhận email quảng cáo hàng tháng. Trong khi 15% muốn nhận thông tin khuyến mãi hàng ngày.
Những chỉ số thống kê trên cho thấy Tiếp thị qua email không có hiệu quả lâu dài là một quan điểm sai lầm cần loại bỏ ngay.
Sai lầm 2: Khách hàng sẽ nghĩ rằng tôi đang gửi những bức thư spam đến họ
Tất cả các email marketing mà chúng ta nhận được hàng ngày đều là spam? Lý giải cho nhận định sai lầm này bắt nguồn từ phương pháp tiếp thị email của các marketers. Họ không hiểu rõ 2 khái niệm Email spam và Email marketing. Chính điều này dẫn tới cái nhìn tiêu cực của khách hàng với cách tiếp thị của họ.
Các nhà tiếp thị chuyên nghiệp hầu hết đều hiểu rõ Tiếp thị qua email phải dựa trên sự cho phép.
Gửi email tiếp thị khi chưa có sự đồng ý của người nhận chính là hình thức spam. Nhưng việc tiến hành các chiến dịch quảng cáo được cho phép lại khác hoàn toàn.
► Email Spam
Về cơ bản, đó là những bức thư không được mong muốn. Nó được gửi bởi một công ty mà trước đó không có quan hệ với người nhận. Người nhận không hề cung cấp bất kỳ thông tin liên hệ nào cho họ.
Những người gửi thư spam thường xây dựng danh sách các địa chỉ email qua việc mua bán trao đổi data, sử dụng các tool quét email hoặc tải các data miễn phí từ trên Internet….v.v.
► Email Marketing (dựa trên sự cho phép)
Email marketing dựa trên sự cho phép khác hẳn. Những nhà tiếp thị áp dụng hình thức này đã có sự xin phép với người nhận từ trước. Đồng thời, cũng chính người nhận đã đồng ý cung cấp thông tin cho nhà tiếp thị liên lạc.
Đây được coi là một cách thức định vị thị trường có tác dụng nhất, dễ theo dõi và đo được kết quả ngay lập tức.
Những nhà tiếp thị email thành công thường có hiểu biết rất tốt về sự khác nhau giữa hai hình thức trên. 78% số người được khảo sát trong báo cáo gần đây cho biết họ muốn nhận email từ những thương hiệu ưa thích.
Như vậy, theo số liệu trên, bạn sẽ để tuột mất cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng lớn nếu bỏ qua email marketing.
Sai lầm 3: Các chiến dịch email marketing sẽ mang danh tiếng xấu cho người gửi
Chắc chắn, những người có suy nghĩ sai lầm này không có chuyên môn hoặc không hiểu biết nhiều về tiếp thị email.
Bạn thực hiện một chiến dịch email marketing nhưng những bức thư lại được thiết kế lộn xộn. Các lỗi chính tả hoặc tần suất quảng cáo liên tục chắc chắn sẽ khiến người nhận khó chịu….v.v. Tất cả những nguyên nhân này mới dẫn đến việc khách hàng có đánh giá tiêu cực về thương hiệu.
Bạn hãy thử dành thời gian thiết kế và lên lịch trình tiếp thị hợp lý, nó sẽ làm thay đổi đáng kể tới chiến dịch của bạn.
Một số lưu ý cải thiện chất lượng chiến dịch email marketing:
- Đọc và sửa chữa các lỗi trước khi gửi ít nhất là hai lần. Tốt nhất là hãy nhờ bạn bè hoặc đồng nghiệp kiểm tra giúp bạn.
- Gửi thử đến những địa chỉ khác nhau như Outlook, Gmail, Hotmail,… trước khi tiếp thị khách hàng.
- Sử dụng Cá nhân hóa. Hiện nay các dịch vụ và công cụ gửi email hầu hết đều hỗ trợ điều này.
- Nội dung thoáng và đẹp mắt. Thường thì dùng Template sẽ dễ thu hút ánh nhìn của người nhận. Nếu bạn và công ty không có đội ngũ thiết kế cho điều này, hãy cân nhắc tìm một dịch vụ, phần mềm email marketing.
- …..v..v.
Sai lầm 4: Dịch vụ email marketing miễn phí là đủ đáp ứng nhu cầu
Miễn phí thì tiết kiệm. Nhưng không thể đủ với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Nếu gửi thủ công, bạn sẽ khó mà thực hiện được chiến dịch.
Ngoài ra, địa chỉ email của bạn khi gửi số lượng lớn có thể bị khóa bất cứ lúc nào. Các dịch vụ email miễn phí luôn đi kèm giới hạn số lượt gửi trong ngày. Chưa kể đến, danh tiếng gửi và địa chỉ IP của bạn sẽ không được bảo vệ. Chúng có nguy cơ cao bị khiếu nại bất cứ lúc nào. Khi danh tiếng / IP của bạn đã bị đánh giá kém, các email tiếp thị hầu hết sẽ bị rơi vào mục spam của người nhận. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới hiệu suất của chiến dịch quảng cáo.
Trả phí cho các dịch vụ email marketing là hoàn toàn xứng đáng. Những tính năng có trong đó, sẽ giúp bạn hoàn thiện và có được một chương trình toàn diện hơn.
Sai lầm 5: Tiếp thị qua email tốn nhiều chi phí
Email marketing là hình thức tiếp thị có chi phí giá rẻ nhất hiện nay. Chi phí của phần mềm email marketing là thấp nhất so với các công cụ quảng cáo trực tuyến. Thậm chí còn không đến 1/10 quảng cáo Google hoặc Facebook.
Sai lầm 6. Email marketing rất khó thiết kế và khó thực hiện
Thực tế, ngay cả với những người mới thì việc thực hiện một chiến dịch tiếp thị qua email không quá khó khăn. Chỉ với một số thao tác: Chuẩn bị danh sách gửi, lên nội dung gửi, triển khai,…v.v. Tất nhiên, đây đều là những bước cơ bản. Để có một chiến dịch email marketing chuyên nghiệp và hiệu quả cao thì bạn sẽ cần hơn thế.
Nếu doanh nghiệp bạn chưa có đội ngũ sẵn sàng cho việc thiết kế email sao cho bắt mắt và đẹp thì hãy sử dụng phần mềm gửi email. Hiện nay, các công cụ email marketing đều tích hợp nhiều tính năng tiện ích. Trong đó, có việc hỗ trợ template miễn phí. Bạn có thể sử dụng chúng để tùy chỉnh nội dung của mình.
Sai lầm 7. Khách hàng sẽ huỷ đăng ký, nếu tôi gửi email cho họ
Nhiều người cho rằng khách hàng và những người Chọn tham gia sẽ huỷ đăng ký nếu họ nhận được các bức thư quảng cáo. Đây là một suy nghĩ sai lầm trong email marketing.
Điều mấu chốt của việc tập hợp các địa chỉ email này là gì? Mọi người cung cấp địa chỉ email với hy vọng nhận được tin tức mà họ quan tâm. Nếu bạn đáp ứng được điều mà họ mong muốn, không có lý do gì để họ hủy đăng ký cả. Thậm chí, họ có thể tiếp tục theo dõi lâu dài hoặc chia sẻ thương hiệu bạn với nhiều người hơn.
Ngoài ra, trên thực tế cũng gặp một tỷ lệ nhỏ người đăng ký khi đã nhận được giá trị họ muốn, họ sẽ hủy tham gia. Nhưng hủy đăng ký không có nghĩa là kết thúc. Khách hàng bất sẽ quan tâm lại sản phẩm và dịch vụ của bạn bất kể lúc nào trong tương lai. Do đó, hãy có kế hoạch riêng cho những đối tượng này.
Sai lầm 8. Email tiếp thị chứa càng nhiều thông tin sẽ càng tốt
Những người gửi email marketing thường cho rằng càng nhiều thông tin được gửi đến cho khách hàng càng tốt. Vì vậy, họ cố gắng viết dài hết sức có thể. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm khi tiếp thị email.
Có bao nhiêu người sẽ bỏ thời gian để đọc một email dài dằng dặc? Tỷ lệ này không nhiều. Chưa kể, số lượng thông tin nhiều sẽ khiến khách hàng bị rối.
Có đến 80% khách hàng chỉ đọc 3 dòng đầu rồi quyết định xem có đọc tiếp nữa hay không. Bạn nên trình bày nội dung dễ hiểu, ngắn gọn và truyền đạt thông thông tin chính rõ ràng. Tham khảo thêm: Cách thiết kế email hiệu quả cao trong thực tiễn.
Sai lầm 9: Tất cả khách hàng đều sẽ mở email tiếp thị của tôi
Bất kỳ ai khi viết email marketing cũng nghĩ đến một tương lai màu hồng. Đó là khi khách hàng click vào xem, hào hứng với nội dung, họ sẽ ngay lập tức gọi điện và mua sản phẩm. Tuy nhiên điều này đa phần sẽ không diễn ra như bạn mong muốn. Rất nhiều khách hàng sẽ không mở email vì nhiều lý do: Không có thời gian để đọc; Thông điệp đã rơi vào spam; Tiêu đề không liên quan đến người nhận,…v.v.
- Ở Việt Nam, thời gian trung bình khách hàng liếc qua tiêu đề email từ 2 – 5s để quyết định xem có nên mở không.
- Tỷ lệ khách hàng mới sẽ mở email là 10-15%; Với khách hàng cũ là 20-35%.
- Tỷ lệ mở email cao nhất là những email về giáo dục và các email có liên quan đến khuyến mại.
Một trong những yếu tố tác động đến việc mở email chính là Dòng tiêu đề. Xem thêm: Cách viết tiêu đề email marketing có nhiều người đọc.
Sai lầm 10. Chạy email marketing thì doanh số sẽ tăng nhanh ngay lập tức
Không phải cứ chạy email marketing thì doanh số sẽ tăng ngay lập tức. Để bán được hàng cần sự phối hợp của nhiều bộ phận: Nhân viên trực điện thoại, nhân viên kinh doanh, giá cả, đối thủ cạnh tranh…v.v.
Giả sử email của bạn đã hoàn toàn thuyết phục người đọc về sản phẩm/ dịch vụ. Nhưng nếu nhân viên tư vấn làm không tốt thì doanh nghiệp của bạn cũng sẽ không bán được hàng.
Vì vậy, để tăng doanh số nhanh chóng, bạn và doanh nghiệp cần một bức tranh nhất quán và toàn diện về chiến dịch quảng bá và chiến lược bán hàng.
Kết luận
Như vậy, Top Marketing đã phân tích 10 quan điểm sai lầm về tiếp thị qua email. Đừng để những suy nghĩ trên khiến bạn bỏ lỡ kênh quảng cáo tuyệt vời này. Đến năm 2022, ước tính có 4,25 tỷ người dùng trên internet sẽ duy trì ít nhất 1 tài khoản email thường xuyên. Với vai trò tiếp cận và khai thác sâu thêm khách hàng tiềm năng, không một kênh tiếp thị nào có thể hoàn thành tốt như Email Marketing. Hãy triển khai tiếp thị email ngay hôm nay.
Chúc bạn thành công!
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm TOP CRM - Tháng Năm 27, 2024
- Chính sách mới của Google về việc gửi email hàng loạt tới tài khoản Gmail - Tháng Hai 15, 2024
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Top Zalo Support - Tháng Ba 17, 2023
- Cách tối ưu Zalo cùng Top Zalo Support - Tháng Ba 14, 2023
- Hướng dẫn thiết kế hình ảnh trong email marketing - Tháng Mười Hai 21, 2022
- SMTP Server là gì và nó có phải là một Mail Server ? - Tháng Mười Hai 19, 2022
- Quy tắc cho content marketing - Tháng Mười Hai 14, 2022
- Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo - Tháng Mười Một 14, 2022
- Cập nhật các xu hướng SEO mới nhất lên Top Google - Tháng Mười 31, 2022
- Facebook Video Marketing: 5 Mẹo tạo nội dung video hấp dẫn - Tháng Mười 14, 2022