Nhắn tin là một trong những kênh giao tiếp phổ biến nhất hiện nay. Với khả năng kết nối thông tin nhanh chóng, không có gì ngạc nhiên khi SMS là tính năng được sử dụng thường xuyên nhất trên điện thoại di động. Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra lợi ích tiết kiệm thời gian và chi phí triển khai sms marketing tiếp cận khách hàng.
Hôm nay, phanmemmarketing.vn sẽ thống kê 10 chiến dịch sms marketing phổ biến nhất thường gặp trong thực tiễn. Các nhà tiếp thị hãy cùng theo dõi bài viết để khám phá thêm cho mình những trường hợp có thể áp dụng quảng cáo qua tin nhắn hiệu quả nhé.
- Tiếp thị sản phẩm mới
- Chăm sóc khách hàng
- Đặt hàng
- Thông báo, nhắc nhở
- Mã giảm giá hoặc phiếu độc quyền
- Đặt lịch
- Thông báo chương trình nhạy cảm về thời gian
- Liên lạc nội bộ
- Lập hóa đơn, thu tiền
- Thông tin quan trọng
10 chiến lược sms marketing thường triển khai trong doanh nghiệp

1. Tiếp thị sản phẩm mới
Về lý thuyết, SMS Marketing được sử dụng tích cực trong việc chào hàng sản phẩm mới của doanh nghiệp. Bởi những lý do:
- Tỷ lệ mở cao.
- Dễ dàng liên kết với các trang web / cửa hàng ứng dụng dành cho thiết bị di động.
- Cá nhân hóa nếu dữ liệu thích hợp có sẵn.
Trên thực tế, để đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần có data đăng ký chọn tham gia. Như vậy, bạn mới có thể tiếp cận thị trường mục tiêu của mình.
2. Doanh nghiệp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng qua kênh SMS Marketing
Trong thời kỳ khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gây ra, dịch vụ khách hàng được các doanh nghiệp chú trọng hơn. Bởi họ nhận ra, việc duy trì kết nối với khách hàng cũ, giữ chân khách hàng hiện tại giúp tạo ra 1/3 doanh thu. Những thông điệp chúng ta thường gặp:
- Cảm ơn khách hàng đã mua sản phẩm/dịch vụ
- Chúc mừng sinh nhật, dịp lễ tết
- Khảo sát chất lượng dịch vụ
SMS Marketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong công việc chăm sóc khách hàng hơn so với cuộc gọi. Đồng thời, nó cũng mang lại sự thuận tiện cho người nhận. Khách hàng có thể lưu giữ tin nhắn trên điện thoại để xem thông tin liên hệ khi cần.
3. Đặt hàng
Thương mại điện tử hiện nay đang ngày càng lan rộng và phát triển mạnh tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với sức ép của sự cạnh tranh cũng ngày càng ác liệt. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này không ngừng tìm kiếm thêm công cụ để tối ưu hoạt động bán hàng. Chúng ta thường nhận được những tin nhắn sms marketing chứa thông điệp:
- Xác nhận đặt hàng thành công
- Cập nhật tình trạng vận chuyển đơn hàng
- Biên nhận thanh toán
- Thông tin giao, nhận sản phẩm….v.v.
4. SMS Marketing được doanh nghiệp dùng phổ biến để gửi lời nhắc nhở, thông báo
Dựa trên tính cá nhân của tin nhắn sms, rất nhiều công ty sử dụng hình thức này để thông báo sự kiện tới khách hàng. Khi cách thời điểm tổ chức khoảng 2-3 ngày, doanh nghiệp sẽ gửi tin nhắn sms để nhắc nhở đối tượng. Việc này rất phổ biến trong những buổi triển lãm, hội nghị, đám cưới, ….v.v. Nó giúp cho cuộc hẹn đã lên lịch giảm đáng kể tình trạng vắng mặt.
5. Gửi mã giảm giá hoặc phiếu độc quyền
Bạn có thể tiếp cận khách hàng bằng cách cung cấp mã độc quyền, quà tặng miễn phí, chiết khấu khủng hoặc quyền truy cập độc quyền. Tính độc quyền khiến cho sức hút của thông điệp trở nên mạnh mẽ hơn.
Theo một nghiên cứu, mã giảm giá trên thiết bị di động có khả năng được sử dụng cao hơn 10 lần so với Voucher in truyền thống.
Hầu như thói quen mang theo smartphone bên người đã trở thành điều thiết yếu. Do đó, sẽ rất tiện lợi khi doanh nghiệp gửi mã giảm giá hoặc phiếu quà tặng qua sms marketing. Chưa kể, nếu áp dụng hình thức in Voucher thông thường, chi phí in ấn, thiết kế rất tốn kém.
6. Đặt lịch
Các tin nhắn sms để sắp xếp cuộc họp thường gặp rất nhiều trên thực tế. Ví dụ như:
- Đặt lịch kiểm tra sức khỏe
- Hẹn thời gian thay dầu, bảo dưỡng xe
- Thông báo thời gian đặt tiệc ở nhà hàng, khách sạn…v.v.
Với những nội dung ngắn gọn trên, nhiều doanh nghiệp sử dụng kênh SMS Marketing để kết nối tới khách hàng nhanh chóng. Hình thức nhắn tin trực tuyến (Zalo, Messenger, Viber….) được lựa chọn rất ít. Bởi nó dễ dàng bị bỏ qua do nằm trong mục tin nhắn chờ. Cuộc gọi điện thoại cũng không được dùng nhiều. Vì nội dung cần truyền đạt chỉ nhằm mục đích thông báo để người nhận biết.
7. Thông báo các chương trình mang tính nhạy cảm về thời gian
Một tin nhắn tới đúng thời điểm có thể tạo ra nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà một công ty cung cấp. Đặc biệt, nếu nó đến từ thương hiệu người tiêu dùng thường xuyên mua sắm. Họ sẽ muốn biết ngay về chương trình khuyến mãi sắp diễn ra.
Đối với các chiến dịch giảm giá nhạy cảm về thời gian, SMS là một lựa chọn hiển nhiên. Điển hình như Flash Sale. Thông thường, tin nhắn văn bản được đọc trong vòng 3 giây sau khi gửi đến. Điều này khiến cho hầu hết các chương trình giảm giá chớp nhoáng đều sẽ dùng sms marketing để kết nối khách hàng.
8. Liên lạc nội bộ
Email là một hình thức giao tiếp phổ biến trong văn phòng. Nhưng một số trường hợp kết nối trong doanh nghiệp được xử lý tốt nhờ sms marketing.
Với các doanh nghiệp sản xuất, gửi bảng lương qua tin nhắn sms được áp dụng nhiều. Điều này đặc biệt hữu ích bởi nhóm đối tượng lao động hầu hết đều không trực tuyến.
9. Lập hóa đơn / Thu tiền
Gửi tin nhắn để nhắc nhở khách hàng rằng hóa đơn sắp đến hạn làm tăng cơ hội được thanh toán đúng hạn. Hiện nay, chung cư, khu đô thị đã phát triển rộng khắp toàn quốc. Nhiều ban quản lý tòa nhà đã bắt đầu áp dụng phần mềm gửi tin nhắn sms tự động để cập nhật hóa đơn tới từng chủ căn hộ mỗi tháng.

10. Thông tin quan trọng
Bạn có thể nhận được tin nhắn văn bản không mong muốn. Tuy nhiên, SMS vẫn được coi là một tùy chọn khá an toàn. Do đó, nhiều tổ chức, doanh nghiệp vẫn lựa chọn hình thức này để gửi các thông tin quan trọng. Ví dụ như:
- Mã OTP đăng nhập
- Khôi phục mật khẩu
- Cấp lại thông tin người dùng
Trên đây là 10 trường hợp điển hình thường áp dụng sms marketing trong doanh nghiệp. Tiếp thị qua tin nhắn văn bản luôn là một kênh quảng cáo hiệu quả. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng biết cách thực hiện. Do đó, chúng tôi đã tổng kết lại một số kinh nghiệm triển khai SMS marketing tối ưu cho doanh nghiệp.
Kinh nghiệm triển khai chiến dịch SMS Marketing thành công
1. So sánh và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ
Nếu bạn chưa bao giờ làm SMS Marketing, hãy thận trọng ngay từ bước chọn nhà cung cấp. Nên đăng ký thử nghiệm và so sánh để tìm ra đơn vị tốt nhất cho bạn.
Bạn cũng có thể tham khảo những công cụ quảng cáo hữu hiệu như Top SMS. Đây là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phát triển phần mềm gửi tin nhắn tại Việt Nam. Top Marketing còn được đánh giá là thương hiệu uy tín, được cộng đồng marketer sử dụng rộng rãi.

2. Doanh nghiệp nên thử nghiệm trước khi chạy SMS Marketing hàng loạt
Trước khi gửi tin nhắn đến tất cả khách hàng, hãy kiểm tra trước với một danh sách thử nghiệm. Hoặc là gửi cho chính bạn trước tiên. Điều này giúp bạn có thể nhìn thấy cách mà tin nhắn hiển thị đến khách hàng như thế nào? Có lỗi nào trong văn bản hay không?…v.v.
3. Không viết tắt
Bạn chỉ có 160 kí tự cho một tin nhắn. Do đó, hãy chọn lọc nội dung để đưa vào những ý chính quan trọng nhất. Đừng viết tắt dù cho chúng có thông dụng đến đâu. Nhiều khách hàng có thể sẽ không hiểu hoặc hiểu nhầm sang nghĩa khác. Ngoài ra, đáp ứng câu từ tiêu chuẩn còn phản ánh sự chuyên nghiệp của đơn vị bạn.
4. Cung cấp cho khách hàng những thông tin có giá trị, không phải rác
Người sử dụng điện thoại luôn mang theo bên mình cả ngày lẫn đêm. Không nên spam người nhận với quá nhiều văn bản. Hoặc chỉ bán hàng trắng trợn mà không cung cấp lợi ích gì. Những tin nhắn vô hồn sẽ chỉ mang đến cái nhìn phản cảm cho người nhận. Và có thể lần tới nhận được tin, họ sẽ xóa ngay lập tức khi chưa mở ra.
5. Giữ cho nội dung tin nhắn có liên quan với người nhận
Nếu ai đó cho phép bạn gửi tin nhắn quảng cáo thì bạn nên tôn trọng họ. Hãy gửi những nội dung liên quan và phù hợp với người nhận. Nếu không, bạn sẽ làm phiền và trở thành “spammer” trong mắt đối tượng.
6. Thời gian quyết định tất cả
Một SMS Marketing được gửi đi vào đúng thời điểm có thể là một nước cờ tốt. Còn ngược lại, nếu nó đến vào thời gian khách hàng đang bận, tin nhắn có khả năng cao bị bỏ qua hoặc lãng quên. Như vậy, chiến dịch sms marketing của bạn sẽ chỉ thu về kết quả không mong đợi.
7. Đánh giá bất kỳ phản hồi nào nhận được
Sau bất kỳ chiến dịch sms marketing nào kết thúc, doanh nghiệp nên đánh giá kết quả và mọi phản hồi thu được. Việc này nhằm giúp tìm ra sai xót hoặc các yếu tố cần thay đổi. Chẳng hạn như cải thiện nội dung, thay đổi thời điểm gửi tin nhắn, phân khúc lại tệp data để nhắm mục tiêu sát hơn…v.v.
Kết luận
Tin nhắn văn bản là công cụ mạnh mẽ giúp cải thiện mối quan hệ với khách hàng. Trên đây là 10 trường hợp sử dụng SMS Marketing phổ biến nhất trong doanh nghiệp. Hãy xem xét kỹ tất cả các thành phần khác nhau trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Đồng thời kiểm tra xem có những rò rỉ hoặc cải tiến nào cần thực hiện. Chúc bạn thành công !
- Hướng dẫn cài đặt phần mềm Top Zalo Support - Tháng Tư 7, 2023
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Top Zalo Support - Tháng Ba 17, 2023
- Cách tối ưu Zalo cùng Top Zalo Support - Tháng Ba 14, 2023
- Hướng dẫn thiết kế hình ảnh trong email marketing - Tháng Mười Hai 21, 2022
- SMTP Server là gì và nó có phải là một Mail Server ? - Tháng Mười Hai 19, 2022
- Quy tắc cho content marketing - Tháng Mười Hai 14, 2022
- Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo - Tháng Mười Một 14, 2022
- Cập nhật các xu hướng SEO mới nhất lên Top Google - Tháng Mười 31, 2022
- Facebook Video Marketing: 5 Mẹo tạo nội dung video hấp dẫn - Tháng Mười 14, 2022
- 6 mục tiêu phổ biến trong các chiến dịch tiếp thị truyền thông xã hội - Tháng Mười 6, 2022