Email marketing là một thành phần quan trọng trong chiến lược digital marketing tổng thể. Với những nhà quảng cáo mới, đây có thể là chiến thuật khó nắm bắt. Nhưng đôi khi, ngay cả các nhà tiếp thị email dày dạn kinh nghiệm cũng phải liên tục cập nhật các thuật ngữ mới trong lĩnh vực này. Vì vậy, Top Marketing đã tổng hợp 27 thuật ngữ phổ biến thường gặp khi làm email marketing. Các bạn hãy dành 3 phút để củng cố lại kiến thức cơ bản cho mình nhé.
Mục lục nội dung
- Các thuật ngữ về dịch vụ email marketing
- Các yếu tố liên quan tới chất lượng chiến dịch tiếp thị email
- Những thuật ngữ về xác thực email
- Những thuật ngữ liên quan đến khả năng gửi email
Các thuật ngữ về dịch vụ email marketing
1. Email Service Provider (ESP) – Nhà cung cấp dịch vụ email
ESP – Nhà cung cấp dịch vụ email là một dịch vụ phần mềm giúp các nhà quảng cáo gửi nội dung tiếp thị đến địa chỉ email của khách hàng tiềm năng, những người đã đăng ký.
Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ email marketing uy tín. Có thể kể đến như Getrespone, Mailchimp, Sendgrid, Amazon SES….v.v. ESP là một trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp bởi những ưu điểm nổi trội như:
- Xây dựng và quản lý danh sách email của các khách hàng tiềm năng.
- Hỗ trợ nhiều mẫu email để tùy chỉnh thiết kế phù hợp với người nhận.
- Thống kê theo dõi tỷ lệ email mở, tỷ lệ click, email bị trả lại hoặc bị khiếu nại….
- Email tự động hóa.
- ….v.v
2. Email Client – Ứng dụng email khách
Email client là một ứng dụng của máy tính được dùng để truy cập và quản lý email của người dùng.
Các mail client phổ biến bao gồm: Ứng dụng Outlook, Ứng dụng Mail của Windows, Apple Mail, Mozilla Thunderbird….
3. Mail Server – Máy chủ email
Mail Server, hay Email Server, Máy chủ Email. Đây là một loại máy hoặc ứng dụng chịu trách nhiệm xử lý thư điện tử. Nói dễ hiểu, một Email Server sẽ thực hiện công việc nhận và phân phối email.
Bên cạnh tính năng lưu trữ, quản lý các Email trên Internet, Mail Server còn đảm bảo tính an toàn với khả năng khôi phục dữ liệu cao. Tìm hiểu thêm: Email Server là gì?
4. Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) – Giao thức truyền thư đơn giản
SMTP là viết tắt của Simple Mail Transfer Protocol nghĩa là Giao thức truyền thư đơn giản. Đây là tiêu chuẩn cơ bản mà các máy chủ thư sử dụng để gửi email cho nhau trên internet. Hay nói đơn giản, SMTP làm nhiệm vụ vận chuyển thư điện tử trên internet. Tìm hiểu thêm: SMTP là gì?
5. CAN-SPAM
CAN-SPAM là một từ viết tắt tiếng anh, dịch tiếng việt nghĩa là “Kiểm soát hành vi tấn công của Đạo luật Tiếp thị và Nội dung khiêu dâm không được yêu cầu năm 2003”. Đây là bộ luật đưa ra các quy tắc dành cho email thương mại. Nó thiết lập các yêu cầu đối với các thông điệp thương mại, cung cấp cho người nhận quyền yêu cầu ngừng nhận thử và đề ra các hậu quả đối với những hành vi vi phạm Đạo luật.
6. Double Opt-In
Double Opt-In tức là “chọn tham gia kép”. Thuật ngữ này hẳn không còn xa lạ gì với các nhà tiếp thị làm email marketing. Một người khi chọn tham gia danh sách sẽ cần trải qua hai bước. Đầu tiên, người dùng sẽ cung cấp thông tin của họ trên biểu mẫu. Tiếp đến, họ sẽ nhận được một email gửi đến hộp thư. Người đăng ký cần nhấp vào liên kết trong thư để hoàn tất việc xác nhận tham gia.
Double Opt-In là phương pháp được khuyến khích thực hiện khi xây dựng data. Bởi nếu chỉ thực hiện bước một, khá nhiều người dùng sẽ đăng ký địa chỉ giả. Việc thêm bước hai giúp các nhà tiếp thị loại bỏ những email không hoạt động. Như vậy, data thu thập được sẽ chất lượng hơn.
Opt-In hoặc Subscribe ( Chọn tham gia hoặc Đăng ký)
Chọn tham gia hoặc đăng ký danh sách email là chọn nhận thông báo qua email. Người dùng sẽ cung cấp địa chỉ email lên biểu mẫu trên website hoặc cho một công ty. Và sau đó, công ty được phép gửi email đến họ.
Opt-Out hoặc Unsubscribe (Chọn không tham gia hoặc Hủy đăng ký)
Đây là tùy chọn khi người đăng ký không muốn nhận email từ người gửi nữa và yêu cầu được xóa khỏi danh sách. Theo quy định của pháp luật, người gửi luôn phải cung cấp Opt-Out (Unsubscribe) một cách rõ ràng trong email để khách hàng có thể thực hiện bất kỳ khi nào.
7. Newsletter – Bản tin
Newsletter là một Email được gửi định kỳ từ nhà tiếp thị đến người đăng ký. Nội dung bao gồm tin tức, cập nhật về một chủ đề nhất định, tính năng sản phẩm mới, kiến thức có ích cho người nhận…v.v.
8. Email giao dịch
Là những email được gửi cho người dùng ngay sau khi họ thực hiện hành động nào đó. Chẳng hạn như: Xác nhận đơn hàng, Đăng ký thành công, Email chào mừng,…
9. Email HTML và Email Template
Email Template là những mẫu email được thiết kế không chỉ chứa nội dung, hình ảnh mà còn được trình bày theo bố cục đẹp, cân đối. Chúng còn được biết đến với tên gọi Email HTML.
Email HTML khác hoàn toàn với Email được thiết kế trên word. Người thiết kế sẽ cần sử dụng code để xây dựng mẫu email. Việc soạn một nội dung trên word rồi convert (chuyển đổi) sang html – không phải là email html.
Các yếu tố liên quan tới chất lượng chiến dịch tiếp thị email
10. List Segmentation – Phân đoạn danh sách
Chọn đối tượng mục tiêu hoặc nhóm cá nhân có liên quan đến email của bạn. Danh sách được phân đoạn khiến cho chiến dịch email được nhắm mục tiêu và có liên quan hơn. Nhờ vậy, tỷ lệ phản hồi cao hơn, giảm hủy đăng ký, báo cáo spam hơn..
Tham khảo thêm: Hướng dẫn phân đoạn danh sách email.
11. Personalization – Cá nhân hóa
Cá nhân hóa là thuật ngữ thường gặp trong email marketing. Bạn sẽ thêm các yếu tố cá nhân hóa vào nội dung dựa trên thông tin đã biết về người nhận. Có thể thêm tên khách hàng, đề cập đến các giao dịch mua của họ trước đây hoặc sản phẩm khác có khả năng họ sẽ quan tâm.
12. Call to Action (CTA) – Kêu gọi hành động
Call to action (CTA) là lời kêu gợi khách hàng mục tiêu thực hiện một hành động mà bạn mong muốn. Để đối tượng hành động, bạn phải thật sự thấu hiểu họ, từ chân dung đến những nhu cầu, điểm khó khăn…
13. Open Rate – Tỷ lệ mở
Tỷ lệ mở là một trong những thuật ngữ quan trọng cần theo dõi để đánh giá chất lượng chiến dịch tiếp thị. Nó là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng email được mở trên tổng số email đã gửi.
14. Click Through Rate (CTR) – Tỷ lệ nhấp
Tỷ lệ nhấp đo lường số lần người nhận nhấp vào một URL nhất định, hình ảnh hoặc CTA trong email so với số lần email được mở.
Tất nhiên, tỷ lệ nhấp có thể khác nhau tùy thuộc từng ngành nghề hoặc loại chiến dịch. Nhưng dấu hiệu cho thấy một email đang hoạt động tốt khi CTR nằm trong khoảng 20-30%.
15. Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ phần trăm người nhận phản hồi lời gọi hành động của bạn trong một chiến dịch tiếp thị email. Đây là một trong chỉ số đo lường thành công của chiến dịch.
Những thuật ngữ về xác thực email
16. Authentication – Xác thực
Authentication (Xác thực) để chỉ những phương pháp xác minh danh tính của người gửi. Mục đích nhằm đảm bảo xem địa chỉ email gửi đi có đúng là địa chỉ do bạn sở hữu hay không. Nhờ vậy, thương hiệu công ty, danh tiếng tên miền sẽ tránh bị những kẻ xấu lợi dụng.
Có khoảng bốn loại xác thực quan trọng trong tiếp thị email. Đó là SPF, DKIM, Domain Keys và Sender ID (ID người gửi). Trong đó, SPF và DKIM là những chính sách xác thực email được chấp nhận rộng rãi nhất.
SPF – Sender Policy Framework (Khung chính sách người gửi)
Khung chính sách người gửi xuất phát từ kỹ thuật ngăn chặn thư rác (spam). Đây là phương pháp xác thực địa chỉ người gửi dựa trên việc kiểm tra xem miền (domain) gửi đến đã được chủ sở hữu ủy quyền cho người gửi sử dụng để gửi email hay chưa.
Kỹ thuật này giúp người nhận biết được địa chỉ của người gửi đến là thật hay giả. Từ đó có thể ngăn chặn được việc phát tán thư rác hoặc lừa đảo trực tuyến.
DKIM
DKIM viết tắt của Domain Keys Identified Mail. Đây là một phương thức giúp xác nhận các email thông qua chữ ký số của miền gửi thư. Việc này giúp tránh email giả mạo.
Mục đích chính ban đầu của DKIM được thiết kế ra là để người nhận có thể xác định email đến từ tên miền cụ thể nào, tên miền đó thật không, có được ủy quyền hay không.
Bên cạnh đó, DKIM cũng có khả năng chặn các địa chỉ email giả mạo. Chức năng này được sử dụng rất nhiều ngày nay. Đặc biệt với thư giả mạo, thư lừa đảo, email spam chứa các mã độc,…
Tìm hiểu chi tiết thêm Các kiến thức cơ bản về SPF, DKIM.
Domain-based Message Authentication, Reporting & Conformance (DMARC)
DMARC – Xác thực, báo cáo và tuân thủ thông báo dựa trên miền. Đây là một giao thức xác thực email. Nó được xây dựng dựa trên hai giao thức đã nêu ở trên là SPF và DKIM. Xem thêm Xác thực DMARC là gì?
DMARC bổ sung chức năng báo cáo cho phép người gửi, người nhận cải thiện và giám sát việc bảo vệ miền khỏi các email lừa đảo. Nó được sử dụng bởi tất cả các nhà cung cấp hộp thư chính như Outlook.com, Gmail và Yahoo Mail.
17. Domain Name System (DNS) – Hệ thống tên miền
DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System. Đây là hệ thống phân giải tên miền. Nó có thể giúp chuyển đổi domain sang dạng IP và ngược lại từ IP ra tên miền.
Khi bạn nhập tên miền bất kỳ vào thanh tìm kiếm trên trình duyệt, bạn được truy cập thẳng đến website mà không cần thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang đó. Bởi vì quá trình dịch từ tên miền ra địa chỉ IP đã có DNS lo liệu. Nhờ đó mà người dùng sẽ chỉ cần nhớ tên miền chứ không cần phải nhớ địa chỉ IP của website.
Trong lĩnh vực email, DNS góp vai trò ở bước xác thực SPF. Các nhà cung cấp hộp thư thông qua việc đối chiếu hệ thống tên miền, sẽ kiểm tra xem IP mà người gửi đang dùng có trong danh sách IP được chủ sở hữu miền gửi ủy quyền cho hay không.
Ví dụ: Tôi dùng phần mềm Top Email và thiết lập địa chỉ email gửi đi là hanguyen@phanmemmarketing.vn. Khi email đến phía người nhận, máy chủ nhận sẽ kiểm tra xem tôi gửi email đi từ địa chỉ IP nào. Đồng thời, trích xuất dữ liệu từ DNS của phanmemmarketing.vn. Mục đích nhằm kiểm tra xem trong danh sách của miền phanmemmarketing.vn có chứa những IP nào được phép dùng nó để gửi. Nếu địa chỉ IP của tôi có trong danh sách DNS, email mà tôi gửi sẽ được máy chủ nhận chấp thuận và chuyển vào hộp thư người nhận.
Những thuật ngữ liên quan đến khả năng gửi email
18. Sender Score – Điểm người gửi
Đây là xếp hạng danh tiếng từ 0-100 cho mọi địa chỉ IP máy chủ thư đi. Máy chủ thư sẽ kiểm tra Điểm người gửi của bạn trước khi quyết định xử lý email của bạn. Điểm trên 90 là tốt.
Tìm hiểu thêm Khái niệm Sender Score.
19. Blacklist – Danh sách đen
Đây là danh sách tập hợp tất cả các địa chỉ IP gửi thư rác, làm phiền người nhận và bị đánh dấu spam. Nếu bạn bị đưa vào Blacklist, danh tiếng gửi của bạn sẽ bị giảm nghiêm trọng. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến khả năng gửi email.
Tham khảo: Cách làm sạch danh sách email để tránh bị blacklist.
20. Whitelist – Danh sách trắng
Trái ngược với Blacklist, một danh sách trắng bao gồm các địa chỉ IP đã được chấp thuận để gửi email đến người nhận.
21. IP Warmup – Làm nóng IP
Warmup IP chỉ hành động gửi email theo số lượng ngày càng tăng từ một địa chỉ IP. Mục đích nhằm xây dựng dần danh tiếng của IP đó trong mắt các bộ lọc spam và ISP. Nếu bạn đang sử dụng một email tên miền để thực hiện chiến dịch marketing, hãy tìm hiểu thêm về thuật ngữ Warm Up IP là gì ?
22. Email Filter – Bộ lọc Email
Email Filter là một kỹ thuật được sử dụng để chặn thư rác dựa trên người gửi, dòng tiêu đề hoặc nội dung của email. Tìm hiểu thêm Bộ lọc spam là gì?
23. Dedicated IP – IP chuyên dụng
Trong email marketing, thuật ngữ IP chuyên dụng đề cập đến một địa chỉ IP mà chỉ có bạn hoặc những nhóm bạn cho phép sử dụng để gửi email.
24. Shared IP – IP Chia sẻ
Một tùy chọn ít tốn kém hơn so với địa chỉ IP chuyên dụng là IP chia sẻ. Đây là địa chỉ IP mà từ đó nhiều người cùng sử dụng để gửi email.
Kiến thức hữu ích: Nên gửi email marketing bằng IP chia sẻ hay IP chuyên dụng?
25. Spam Trap – Bẫy thư rác
Bẫy spam (Bẫy thư rác – còn gọi là Honeypots) được sử dụng để xác định và theo dõi email spam.
Các tổ chức chống thư rác, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), và các tập đoàn sử dụng bẫy spam để tìm kiếm kẻ gửi thư rác. Bằng cách họ tạo và đặt các địa chỉ email giăng bẫy khắp nơi. Có thể vô tình mà trong danh sách khách hàng của bạn có địa chỉ “bẫy” này. Khi bạn gửi marketing, các tổ chức này sẽ nhận được thư của bạn. Và họ đánh dấu spam địa chỉ IP hoặc thậm chí tên miền của bạn bị liệt vào Blacklist. Từ đó gây ảnh hưởng đến danh tiếng và quá trình chuyển email của công ty. Tìm hiểu thêm Các loại bẫy thư rác.
26. Complaint rate – Tỷ lệ khiếu nại
Complaint là trạng thái khi người nhận gắn nhãn hoặc đánh dấu email của bạn là Thư rác/Spam.
Tỷ lệ khiếu nại được biểu thị bằng phần trăm. Nó được tính dựa trên các khiếu nại nhận được so với số lượng email được gửi trong cùng một chiến dịch.
Tỷ lệ complaint nên duy trì ở mức thấp hơn 0,1%.
27. Bounce Rate – Tỷ lệ trả lại
Email Bounce hiểu đơn giản là những email đã được máy chủ chuyển đi nhưng vì một số lý do nên không chuyển đến được người nhận và bị trả lại.
Tỷ lệ Bounce cho biết danh sách gửi thư của bạn tốt hay kém như thế nào. Nó có tác động đáng kể đến danh tiếng của người gửi. Đây là một trong những số liệu quan trọng nhất của chiến dịch email marketing. Tỷ lệ Bounce có thể chấp nhận được là dưới 5%.
Email bị trả lại được chia làm 2 loại:
- Hard Bounce
- Soft Bounce
Hard Bounce – Trả lại cứng, Trả lại vĩnh viễn
Hard Bounce là email được chuyển đi nhưng bị trả lại và không được gửi lại đến người nhận nữa. Những nguyên nhân hầu hết đều do địa chỉ email của người nhận không hợp lệ, không còn được sử dụng hoặc bị chặn.
Soft Bounce – Trả lại nhẹ, Tạm thời trả lại
Thư bị trả lại nhẹ là việc gửi email không thành công do sự cố tạm thời. Chẳng hạn như hộp thư của người nhận đang đầy hoặc máy chủ không khả dụng….v.v
Tham khảo thêm: Phân biệt email hard bounce và soft bounce.
Kết luận
Top Marketing hy vọng bài viết này đã cập nhật thêm giúp bạn những thuật ngữ quan trọng về lĩnh vực email marketing. Là một nhà tiếp thị, bạn cần trang bị, củng cố những kiến thức cơ bản. Nền tảng vững chắc sẽ giúp bạn tối ưu chiến lược quảng cáo của mình hơn.
Chúc bạn thành công!
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm TOP CRM - Tháng Năm 27, 2024
- Chính sách mới của Google về việc gửi email hàng loạt tới tài khoản Gmail - Tháng Hai 15, 2024
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Top Zalo Support - Tháng Ba 17, 2023
- Cách tối ưu Zalo cùng Top Zalo Support - Tháng Ba 14, 2023
- Hướng dẫn thiết kế hình ảnh trong email marketing - Tháng Mười Hai 21, 2022
- SMTP Server là gì và nó có phải là một Mail Server ? - Tháng Mười Hai 19, 2022
- Quy tắc cho content marketing - Tháng Mười Hai 14, 2022
- Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo - Tháng Mười Một 14, 2022
- Cập nhật các xu hướng SEO mới nhất lên Top Google - Tháng Mười 31, 2022
- Facebook Video Marketing: 5 Mẹo tạo nội dung video hấp dẫn - Tháng Mười 14, 2022