Trade Marketing là gì ? Các bước để xây dựng một chiến dịch Trade Marketing - Phần Mềm Marketing - SMS Marketing - Email Marketing - Zalo Marketeing

Hotline (Zalo):096.212.4004 – Office: (024) 6293 8008

Trade Marketing là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với các đơn vị ngành hàng tiêu dùng trong các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để chiến dịch Trade Marketing hiệu quả nhất thì không phải doanh nghiệp nào cũng thành công. Hãy cùng Top Marketing tìm hiểu về chủ đề này nhé !

Mục lục nội dung

Trade Marketing là gì?

Trade Marketing hay tiếp thị thương mại là một chiến lược marketing tập trung vào việc bán sản phẩm tới doanh nghiệp. Trong đó, các sản phẩm được tiếp thị cho các nhà bán lẻ, bán buôn và nhà phân phối để họ có thể bán các sản phẩm đó cho người tiêu dùng. 

trade-marketing-la-gi

Vai trò của Trade Marketing với doanh nghiệp

Trade Marketing đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp như:

  • Xây Dựng và Duy Trì Mối Quan Hệ Đối Tác: Trade marketing tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đối tác thương mại. Sự hợp tác chặt chẽ này giúp tối ưu hóa quá trình phân phối và đối tượng khách hàng.
  • Tối Ưu Chiến Lược Giá và Khuyến Mãi: Trade marketing đưa ra chiến lược giá và khuyến mãi phù hợp để kích thích việc mua sắm từ phía các đối tác. Chính sách này không chỉ tạo lợi ích cho đối tác mà còn nâng cao giá trị sản phẩm trong mắt khách hàng.
  • Trưng Bày và Quảng Cáo Hiệu Quả: Chiến lược trưng bày và quảng cáo được tối ưu hóa để thu hút sự chú ý tại các điểm bán lẻ. Việc thiết kế trưng bày và quảng cáo phù hợp sẽ tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và tăng cường nhận thức về thương hiệu.
  • Phân Tích Thị Trường và Điều Chỉnh Linh Hoạt: Dựa vào phân tích thị trường để hiểu rõ nhu cầu và xu hướng của đối tác thương mại. Giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược của mình linh hoạt, tạo ra sản phẩm và dịch vụ phản ánh đúng với thị trường.
  • Tạo Lợi Ích Tăng Cường Đối Tác Thương Mại: Trade marketing không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được doanh số bán hàng cao hơn mà còn tạo ra lợi ích cho đối tác thương mại như là tăng cơ hội quảng bá và tối ưu hóa lợi nhuận.
vai-tro-cua-trade-marketing

Làm thế nào xây dựng một chiến dịch Trade Marketing hiệu quả ?

Để triển khai một chiến lược Trade Marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần trải qua 7 bước như sau.

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Bước đầu tiên của chiến lược Trade Marketing là nghiên cứu thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về nhu cầu và yêu cầu của đối tượng. Ngoài ra, cần phải nghiên cứu về sản phẩm, chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng được kế hoạch cho sản phẩm của mình.

Bước 2: Nắm bắt xu hướng thị trường

Tiếp theo, doanh nghiệp cần nghiên cứu về xu hướng của thị trường hiện tại là như thế nào. Sau đó hãy thay đổi sản phẩm của mình. Điều này giúp sản phẩm của bạn nổi bật hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường.

Bước 3: Thiết kế và phát triển sản phẩm

Sau khi đã nghiên cứu thị trường ở thời điểm hiện tại, tiếp theo cần thiết kế sản phẩm sao cho thật độc đáo và nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng.

cac-buoc-tao-chien-dich-trade-marketing

Doanh nghiệp cần định hình về ngoại hình, công dụng,… của sản phẩm. Việc này làm cho sản phẩm vừa nổi bật, vừa thể hiện được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Từ đó góp phần nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.

Bước 4: Xây dựng thương hiệu

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì thương hiệu là vấn đề vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Một thương hiệu nổi bật sẽ giúp người dùng dễ dàng chọn lựa sản phẩm mà mình quan tâm. Đối với các nhà bán lẻ thì họ luôn muốn trưng bày các sản phẩm có thương hiệu ấn tượng, nổi bật trên thị trường.

Bước 5: Đề xuất sản phẩm

Doanh nghiệp muốn cung cấp sản phẩm tới nhà bán buôn, bán lẻ. Trước tiên, doanh nghiệp cần có kế hoạch và tính toán hợp lý trước khi đề nghị. Mức hoa hồng, chiết khấu cần được đôi bên thỏa thuận để đôi bên cùng có lợi, giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Bước 6: Triển khai tạo ra các chương trình quảng cáo

Các doanh nghiệp có thể triển khai kế hoạch quảng cáo sản phẩm theo thời điểm, áp dụng những chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng. Điều đó giúp nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng của tổ chức.

Bước 7: Tận dụng những công cụ tiếp thị thương mại

Các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ tự động hóa trong việc tiếp thị thương mại. Ví dụ như phần mềm hỗ trợ tiếp thị email như Top Email Marketing,… Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí hơn trong việc quảng bá sản phẩm tới khách hàng

Ví dụ về các chiến lược Trade Marketing phổ biến

Tùy vào các tính chất, đặc điểm của sản phẩm mà mỗi thương hiệu sẽ áp dụng các chiến lược marketing khác nhau. Họ đều đạt chung một mục địch là kích thích mua hàng và đạt doanh số kì vọng. Dưới đây là một số chiến lược Trade Marketing được áp dụng nhiều:

1. Triển lãm thương mại

Triển lãm thương mại giúp doanh nghiệp được gặp gỡ khách hàng, trưng bày và quảng bá sản phẩm của mình. Điều này giúp doanh nghiệp kết nối với các nhà bán buôn, bán lẻ, những người có thể trở thành đối tác tiếp thị thương mại của bạn.

2. Xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại hướng tới việc tăng cường doanh số bán hàng và tạo mối quan hệ đối tác. Với việc tạo ra các ưu đãi, chương trình khuyến mãi,… nhằm thu hút các đối tác thương mại hợp tác.

3. Quảng cáo

Quảng cáo là hình thức tiếp thị hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp. Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ đối tượng cần hướng tới. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chương trình quảng cáo hiệu quả làm tăng tính nhận diện thương hiệu, giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn trên thị trường.

yeu-to-thanh-cong-cua-trade-marketing

Kết luận

Không thể phủ nhận rằng Trade Marketing là một chiến lược tiếp thị hiệu quả, đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của doanh nghiệp. Hi vọng với kiến thức chia sẻ được, các doanh nghiệp sẽ áp dụng vào chiến lược marketing của mình và đạt được nhiều thành công !

Rate this post

Comments

comments