Trong bối cảnh Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Đồng thời cũng tác động làm thay đổi hành vi, nhu cầu của người tiêu dùng. Từ tiêu dùng tại chỗ đã chuyển sang tiêu dùng tại nhà. Google đã đề xuất nội dung chiến lược cần thiết để các thương hiệu tăng trưởng trong mùa dịch. Giờ đây, khách hàng sẽ thắt chặt chi tiêu hơn. Các doanh nghiệp nên làm thế nào để tiếp tục hoạt động trong mùa dịch ? Nội dung cần chú trọng những yếu tố gì để thu hút sự chú ý khách hàng ? Cùng phanmemmarketing.vn tìm hiểu nhé.
Tìm hiểu thêm : Sự thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt hậu Covid-19.
Marketing cần tập trung hơn hết đúng vào cái khách hàng cần
Từ xưa đến nay, một đơn vị kinh doanh thành công. Yếu tố giúp họ giành chiến thắng trước các đối thủ cạnh tranh đó là họ biết đánh trúng nhu cầu khách hàng. Bạn đã từng giành thời gian nhìn lại nhu cầu khách hàng ? Hãy cùng xem lại tháp Maslow.

Năm nhu cầu của tháp Maslow được chia làm 3 nhóm chính từ dưới lên
- Nhóm nhu cầu cơ bản: Nhu cầu an toàn, sức khỏe là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong thời điểm Covid-19.
- Nhóm nhu cầu tâm lý: Nhu cầu được giao lưu tình cảm (Love/belonging). Nhu cầu được quý trọng, kính mến, tin tưởng (Esteem).
- Nhóm nhu cầu được thể hiện bản thân (Self-actualization).
Nhóm thương hiệu phục vụ các nhu cầu ở đáy kim tự tháp. Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cần kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng. Đặc biệt các lĩnh vực liên quan tới: Đồ ăn, chăm sóc cá nhân, sức khỏe, tài chính, công nghệ và viễn thông.
Tham khảo : 5 bước để xây dựng nhận diện thương hiệu mạnh khi thị trường thay đổi.
Xác định vai trò ngành hàng của bạn trong cuộc chiến chống Covid-19?
Mỗi ngành hàng có một vai trò riêng. Các ngành hàng cần xác định được vai trò của mình với khách hàng tại thời điểm này. Dựa theo khả năng đáp ứng nhu cầu và cơ hội phát triển của mỗi lĩnh vực, có thể chia làm 4 nhóm sau:
– Nhóm phản hồi chính giải quyết các vấn đề trọng điểm
Đây là nhóm thương hiệu giải quyết các vấn đề lớn nhất của người tiêu dùng hiện tại. Như thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, viễn thông, tài chính…vv… Các thương hiệu thuộc nhóm ngành này cần đảm bảo nguồn lực phục vụ nhu cầu tăng cao trong thời điểm hiện tại.
– Nhóm dẫn đầu đổi mới
Nhóm này bao gồm các ngành hàng bán lẻ, vận chuyển, vận tải. Những ngành hàng vẫn còn cơ hội phát triển trong thời điểm này và cần sự đổi mới. Mở rộng bán hàng online, đảm bảo an toàn khi giao hàng, linh hoạt với các quy định mới phòng chống dịch.
– Nhóm giảm nhẹ rủi ro: Đặt con người lên hàng đầu
Các sản phẩm ở ngành này không còn được ưu tiên tại thời điểm này. Như du lịch, vui chơi giải trí,…. Tuy nhiên các ngành này vẫn phải dành sự quan tâm đến khách hàng, để có cơ hội vươn lên sau đại dịch.
– Nhóm nỗ lực cải thiện mọi việc dễ dàng hơn
Nhóm này hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống như smartphone, skincare, entertainment…Khi tình hình kinh tế khó khăn việc phát triển của nhóm này sẽ bị hạn chế. Nhưng các thương hiệu vẫn có thể nỗ lực để cải thiện tình hình.
Tổ chức kế hoạch Marketing cho những nhu cầu mới
Sau khi xác định được vai trò của thương hiệu với khách hàng. Các thương hiệu cần nghiên cứu giải pháp để đáp ứng nhu cầu. Dưới đây là một vài ví dụ về các nhóm:
Nhóm nhu cầu tâm lý, sức khỏe (Physiological Needs)
- Với ngành chăm sóc sức khỏe: Nội dung sẽ thu hút khách hàng liên quan đến các chủ đề nâng cao miễn dịch. Hoặc những nội dung về bảo vệ khỏi vi khuẩn.
- Với ngành tài chính: Cần sự thuận tiện, bảo mật, và nhanh chóng hơn trong thanh toán trực tuyến.
- Với ngành viễn thông: Sẽ rất cần thiết nếu nhiều hơn những chương trình khuyến mãi.
Nhóm nhu cầu an toàn (Safety Needs)
- Ngành thực phẩm: Khách hàng cần tự thuận tiện nhưng vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng.
- Những đơn vị này có thể tăng cường đăng tin tức, các hướng dẫn bảo vệ sức khỏe và phòng dịch.
Xem thêm: 4 công cụ marketing hiệu quả cho thương hiệu.
Tóm lại
Những hành vi trong thời gian đại dịch Covid-19 sẽ dần trở thành thói quen mới đối với người tiêu dùng. Các thương hiệu cần hiểu rõ những thay đổi này để hành động. Nắm được tư duy marketing trọng yếu là vũ khí chiến lược của các marketers để luôn giành thế chủ động trong mọi thời điểm.
Chúc bạn thành công!
- Lợi ích của tiếp thị dự đoán trong chiến dịch marketing - Tháng Một 2, 2021
- 5 lý do không chốt sale được khách hàng tiềm năng - Tháng Mười Hai 18, 2020
- Ý nghĩa của tỷ lệ hiển thị khi chạy chiến dịch quảng cáo - Tháng Mười Hai 7, 2020
- 19 Thủ thuật và tính năng của YouTube mà bạn sẽ muốn biết trong năm nay - Tháng Mười Một 27, 2020
- Những quy định cần nắm rõ khi gửi tin nhắn sms marketing - Tháng Mười Một 9, 2020
- Phân đoạn danh sách email: Hướng dẫn chi tiết - Tháng Mười Một 4, 2020
- Email marketing Black Friday: Thống kê năm 2019 - Tháng Mười 19, 2020
- Hướng dẫn thiết kế hình ảnh trong email marketing - Tháng Mười 2, 2020
- Giảm tỷ lệ hủy bỏ giỏ hàng nhờ tiếp thị tin nhắn sms đúng cách - Tháng Chín 24, 2020
- 10 mẹo để giữ chân khách hàng quay trở lại - Tháng Tám 26, 2020