Hãy đối mặt với sự thật: không có gì hoàn hảo tuyệt đối. Tất cả chúng ta đều có những sai lầm nào đấy, cả trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Những sai lầm lớn có thể bắt đầu từ thói quen xấu nhỏ mà ta không hay để ý tới. Chúng ta biết rằng những thói quen này đôi khi có thể gây tổn hại không ngờ. Đó là lý do tại sao ta cần kiểm soát chúng. Đối với các nhà tiếp thị email, có một số thói quen xấu chúng ta biết mà vẫn thực hiện chúng hàng ngày. Hãy theo dõi bài đăng này của Top Marketing để nhận diện những sai lầm cần tránh khi gửi email marketing

7 sai lầm thường gặp khi gửi email marketing
1. Sai lầm cần tránh trong email marketing đầu tiên là Gửi khi khách hàng chưa cho phép
Tiếp thị email cần dựa trên sự cho phép
Chính người đọc email sẽ là người quyết định việc họ có muốn bắt đầu nhận các bản tin hay không. Đây cũng là sự khác biệt về mặt pháp lý giữa một người tiếp thị email marketing với một người gửi thư rác.
Nếu là người mới bước chân vào nghề email marketing thì bạn cần phải hiểu việc mua một danh sách email có thể gây tổn hại tới doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là một vài điều tồi tệ có thể xảy ra:
- Bị nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đưa vào blacklist.
- Nhà cung cấp dịch vụ email (ESP) sẽ ngừng cung cấp dịch vụ cho bạn.
- Các khách hàng trong danh sách nhận email của bạn sẽ coi bạn là một spammer.
Các ISP luôn theo dõi và đánh giá tương tác của người nhận với email của bạn
Ngoài ra, khi nói đến danh sách bản tin email, nếu bạn đang theo đuổi số lượng hơn là chất lượng thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí thời gian của mình. Một danh sách email lớn chưa chắc đã là một điều tốt.
Một marketer mà tôi biết đã loại đi gần 60% danh sách email của anh ấy sau khi làm sạch nó. Nhưng thật bất ngờ là tỉ lệ chuyển đổi của anh ấy lại tăng gấp đôi. Làm thế nào mà một danh sách email nhỏ hơn lại có thể giúp cải thiện tỉ lệ chuyển đổi? Tất cả là nhờ vào sự cho phép. Điều này thật thú vị!
Nhưng sự thật là khi nhắc đến các ISP (Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì bạn sẽ thấy là họ chỉ nhìn vào sự cam kết giữa bạn với khách hàng khi quyết định xem có cho phép email của bạn được gửi đi hay không. Các ISP sẽ theo dõi tỷ lệ tương tác của người nhận với email của bạn. Vì thế, nếu bạn sở hữu một danh sách lớn nhưng có quá nhiều email không hoạt động thì họ sẽ nghi ngờ đó là một danh sách các email dùng để spam.
2. Gửi email mà không kiểm tra trước
Thông thường, điều duy nhất mà các nhà tiếp thị kiểm tra email là dòng chủ đề. Dòng chủ đề là rất quan trọng, nhưng chúng ta cần phải suy nghĩ về bức tranh lớn hơn.
Bạn nên kiểm tra mọi thứ về chiến dịch của mình. Từ danh sách đến dòng chủ đề, hình ảnh quảng cáo, đến lời kêu gọi hành động,… Kiểm tra xem thư chúng ta gửi đi có thể vào inbox hay không, có hiển thị đáp ứng trên thiết bị di động không…v.v.
Sau mỗi quá trình kiểm tra và theo dõi, bạn nên thay đổi mọi thứ cho phù hợp với chiến dịch của mình. Chúng ta biết điều này rất quan trọng nhưng một số nhà tiếp thị chỉ kiểm tra mà không quay trở lại cải tiến các chiến dịch trong tương lai. Đây là sai lầm nghiệm trọng làm giảm hiệu suất hoạt động của các chiến dịch gửi email marketing.
3. Chọn một mẫu email cho tất cả các khách hàng
Lý do phổ biến cho điều này thường là: Chúng tôi cảm thấy như chúng tôi không có thời gian để phân khúc khách hàng thích hợp hoặc chúng tôi không biết phải làm thế nào.
Nhưng trên thực tế, điều này dễ dàng hơn bao giờ hết. Các nhà tiếp thị hàng đầu đang chuyển dần sang “Tiếp thị cá nhân hóa”. Đây là sự tiến triển tiếp theo của tiếp thị một-một. Nó kết hợp các điểm dữ liệu dựa trên thông tin khách hàng. Chẳng hạn như hành vi, sở thích của từng cá nhân, giai đoạn trong vòng đời của khách hàng và các điểm tiếp xúc…v.v. Mục đích nhằm tạo ra trải nghiệm giúp người nhận cảm thấy họ được quan tâm và email này là dành cho họ.
Phân đoạn danh sách là nền tảng của Tiếp thị cá nhân. Nó xếp những người đăng ký có điểm tương đồng thành nhiều nhóm. Hãy loại bỏ ngay sai lầm không cá nhân hóa khi gửi email marketing nếu bạn muốn tỷ lệ chuyển đổi thấp.
Các danh sách nhỏ và nhắm nhiều mục tiêu hơn sẽ mang lại con số chuyển đổi hai chữ số cho bạn.
4. Xử lý sai việc hủy đăng ký (Unsubscribes)
Chúng ta không muốn loại bỏ bất cứ ai khỏi danh sách khách hàng. Chúng ta có xu hướng giữ kết nối với tất cả những người đăng kí từ trước. Hãy đối mặt với một thực tế, bức thư của bạn có thể luôn nằm trong mục spam, hoặc thậm chí có thể bị khiếu nại khi níu giữ những data này.
Gửi tới những người đã bỏ chọn tham gia sẽ chỉ làm tăng chi phí cho chiến dịch tiếp thị. Bạn có biết tỷ lệ khách hàng trong danh sách đã không mở trong 3 đến 6 tháng qua? Lần cuối cùng khi một trong số những người đăng ký này đã nhấp qua hoặc mua hàng? Bạn có biết điều này?
Và tệ nhất, việc gửi tới những người hủy đăng ký còn gây tổn hại cho danh tiếng của bạn. Điều đó ảnh hưởng đến số lượng khách hàng hiện tại đang nhận bản tin từ bạn. Sẽ có một tỷ lệ khán giả nhận được thư của bạn trong mục spam.
Hãy loại bỏ những người đã ngừng nhận tin và cả những đối tượng đã không có tương tác với email của bạn tối thiểu trong 6 tháng. Bạn nên tập trung chuyển đổi và tối đa hóa doanh thu từ người đăng ký đang hoạt động.
5. Quá tải thông tin – Sai lầm thường gặp khi gửi email marketing
Những nhà tiếp thị thường luôn cố gắng nhồi nhét thông tin vào một email. Điều này làm cho người đọc phát chán và thoát ra. Thế là bạn mất đi một cơ hội tiếp cận khách hàng.
Bạn không thể đạt được mục tiêu bán hàng dài hạn chỉ qua một chiến dịch. Hãy kết hợp các chiến dịch và trong mỗi chiến dịch nên phục vụ cho một mục tiêu tiếp thị cụ thể, nhắm tới một vài vấn đề cụ thể. Đừng cố gắng truyền tải quá nhiều thông tin cho nhiều mục đích khác nhau.
Những Email có nội dung ngắn gọn, súc tích và có trọng tâm luôn thu hút được sự chú ý từ phía người đọc. Từ đó thúc giục họ hành động theo những gì bạn mong muốn.
Bạn có thể tham khảo công thức 80:20 – tức là 8 Email bản tin và 2 Email bán hàng.
6. Chỉ nhìn vào tỷ lệ mở – Open Rate
Rất nhiều người làm marketing về nội dung quá chú ý đến Open Rate (Tỉ lệ mở email). Thực tế, không phải lúc nào một email được mở cũng đồng nghĩa với việc nó được người nhận đọc thực sự.

Bạn cần biết về cơ chế hoạt động của tính năng theo dõi email mở
Hầu hết các dịch vụ email marketing kích hoạt tùy chọn theo dõi mở bằng 1 điểm px (hình ảnh rất nhỏ) chèn vào nội dung thư. Khi hình ảnh này được tải xuống, đồng nghĩa với có được một lượt mở. Dựa theo cơ chế này thì cách hoạt động của các ứng dụng email hiện đại đã gây nhầm lẫn cho dữ liệu mở.
Khi một email được gửi tới phía người nhận, trước tiên, nó được lưu giữ trên máy chủ thư. Đến khi người nhận truy cập ứng dụng email, email sẽ được tải từ trên máy chủ xuống ứng dụng. Điều này đồng nghĩa với hình ảnh 1px cũng được tải xuống. Và tức là bạn đã có 1 lượt mở. Trong khi thực tế, người nhận chỉ đang truy cập hộp thư của họ. Họ không hề mở email của bạn.
Như vậy, đánh giá hiệu quả gửi email marketing chỉ dựa vào tỷ lệ mở là một sai lầm.
Vậy những số liệu nên đo lường trong chiến dịch tiếp thị email là gì?
- Số lượng click: Lượng nhấp vào liên kết (nếu có) trong email.
- Soft Bounces: Tỷ lệ email bị trả lại tạm thời. Với những lý do như hộp thư phía người nhận đang bị đầy, đường truyền tới hộp thư người nhận đang bị lỗi…v.v.
- Hard Bounces: Tỷ lệ email bị trả lại vĩnh viễn. Bao gồm những email gửi tới địa chỉ người nhận không hợp lệ (không tồn tại hoặc đã ngừng hoạt động), email nhận bị viết sai định dạng…v.v.
- Các khiếu nại lạm dụng: Lượng người nhận đánh dấu email của bạn là spam.
- Số lượng khách hàng hủy đăng ký
7. Tần suất, thời điểm gửi email marketing không nhất quán
Quyết định gửi email hàng loạt bao nhiêu trong tuần/tháng là do bạn. Nhưng phải đảm bảo mọi thứ gửi đi là tốt nhất cho khách hàng.
Chúng ta cùng xem các chuyên gia phân tích biểu đồ trên như thế nào?
- 8h tối – 9h sáng: Không hiệu quả để gửi đi, thư đến lúc này như vứt thùng rác.
- 9h sáng – 11h sáng: Thói quen mỗi ngày mới làm việc là mở mail kiểm tra hộp thư đến. Thời điểm này, tỷ lệ mở xem email của bạn khá cao.
- 11h trưa – 2h chiều: Thời gian để nghỉ ngơi, đọc báo chí, lướt mạng xã hội.
- 2h chiều – 3h chiều: Tương tự như khoảng thời gian 9h sáng – 11h trưa.
- 3h chiều – 5h chiều: Thời điểm các email về bất động sản, tài chính được khách hàng đón xem.
- 5h chiều – 7h tối: Các email marketing của B2B và du lịch có tỷ lệ mở xem cao.
Ngoài ra, email thường được mở nhiều hơn vào các ngày trong tuần. Mỗi ngành hàng sẽ có khung giờ gửi email hàng loạt hiệu quả khác nhau. Bạn linh động và dựa trên hiệu quả của những email đã gửi trước đó để chọn thời gian gửi email marketing tốt nhất cho mình.
Kết luận
Mặc dù một số vấn đề trên dường như khá rõ ràng, bạn sẽ ngạc nhiên về việc có bao nhiêu công ty vẫn đang làm sai. Chiến dịch tiếp thị qua email là vấn đề cần được xem xét và thay đổi từng ngày cho phù hợp. Có rất nhiều điều để thảo luận nhưng đây là khởi đầu để ta nhận ra những sai lầm phổ biến nhất đang diễn ra.
Bạn có thấy lỗi sai nào của mình trên đây không? Nếu có bạn hãy khắc phục ngay nhé. Một sự thay đổi nhỏ có thể làm nên những khác biệt vô cùng lớn. Chúc bạn thành công với chiến dịch tiếp thị qua email của mình.
- Marketing vs Advertising: 4 điểm phân biệt tiếp thị và quảng cáo - Tháng Hai 16, 2022
- Những kênh tiếp thị thường dùng cho quảng cáo nội dung - Tháng Một 28, 2022
- Như thế nào là một tỷ lệ chuyển đổi tốt ? - Tháng Một 22, 2022
- Những điều cần nhớ khi thêm link trong tin nhắn sms marketing - Tháng Một 15, 2022
- 7 yếu tố phân biệt sự khác nhau giữa tiếp thị email B2B với B2C - Tháng Mười Hai 29, 2021
- 18 câu hỏi giúp xác định, đánh giá khách hàng tiềm năng - Tháng Mười Hai 27, 2021
- Đăng bài truyền thông xã hội tiếp thị dịp Giáng Sinh cần chú ý điều gì ? - Tháng Mười Hai 20, 2021
- Những điều người tiêu dùng thực sự muốn từ tiếp thị nội dung 2022 - Tháng Mười Hai 6, 2021
- Cách khắc phục hình ảnh không hiển thị trong email Outlook - Tháng Mười Một 29, 2021
- Database Marketing: Hướng dẫn tiếp thị cơ sở dữ liệu khách hàng - Tháng Mười Một 3, 2021