6 thử nghiệm cần thiết cho một chiến dịch Email marketing hiệu quả

Các chiến dịch email marketing thành công luôn đi kèm với thử nghiệm. Dù bạn áp dụng mọi lý thuyết hay kinh nghiệm của người đi trước như thế nào cũng không đảm bảo có thể tiếp thị email thành công ngay từ đầu. Bởi mỗi lĩnh vực có đặc điểm riêng về sản phẩm dịch vụ và đối tượng khách hàng cũng không giống nhau.

Để có thể rút ra những chiến lược email marketing hoạt động tốt nhất cho đơn vị, không còn cách nào khác ngoài việc thử nghiệm. Phương pháp này giúp xác định cách làm nào hiệu quả hoặc không hiệu quả. Hãy cùng Top Marketing tìm hiểu 6 thử nghiệm cần thiết cho mọi chiến dịch tiếp thị email nhé.

6 thử nghiệm cần thiết cho một chiến dịch Email marketing hiệu quả

1. Thử nghiệm về trình bày và thiết kế email marketing

thu-nghiem-thiet-ke-email-marketing

Thiết kế mẫu email

Bạn có thể sử dụng những mẫu template có sẵn hoặc tự thiết kế mẫu riêng. Trước khi gửi đại trà, hãy tiến hành kiểm tra sự hiển thị của những mẫu đó. Bạn có thể thay đổi một vài yếu tố nhỏ trên email như font chữ, màu sắc, hình ảnh, v.v. Sau đó gửi thử nghiệm đến một nhóm khách hàng nhỏ. Mục đích nhằm tìm ra mẫu thiết kế mang lại tương tác tốt nhất với đối tượng.

Chọn hình ảnh

Các chuyên gia email marketing thường khuyến khích thêm hình ảnh trong email. Nhưng nên sử dụng hình ảnh ở định dạng nào? Kích thước bao nhiêu? Có quy định nào về màu sắc của hình ảnh không? Nên dùng ảnh miêu tả sản phẩm cụ thể hay một hình ảnh tổng quát về doanh nghiệp ? …v.v.

Khám phá ngay:

Hãy thử nghiệm nhiều hình ảnh khác nhau trong các chiến dịch email marketing. Sau đó, đánh giá sự tương tác của người nhận để xem đâu là lựa chọn hấp dẫn với họ.

2. Thử nghiệm về thời gian và tần suất gửi email

thoi-gian-tot-nhat-de-gui-email-marketing
  • Chọn ngày gửi: Nên gửi mail vào ngày nào trong tuần cũng là một câu hỏi khá đau đầu.

Cũng đã có những nghiên cứu được công bố và kết luận về thời gian gửi email trong tuần cho từng lĩnh vực cụ thể. Đại đa số đều thực hiện chiến dịch vào Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Năm.

Tuy nhiên, bạn đừng vội vàng rập khuôn theo xu hướng trên. Nên thử nghiệm với từng nhóm khác nhau trong danh sách của bạn. Bởi chưa chắc đối tượng mà bạn nhắm mục tiêu đã thích nhận email vào những thời điểm kia.

Hãy thử nghiệm để tìm hiểu xem ngày nào sẽ mang lại thỉ lệ mở và click nhiều nhất cho chiến dịch email marketing.

  • Thời gian trong ngày: Cũng giống như trên. Hãy thử nghiệm để rút ra kết luận phù hợp cho thời điểm thực hiện chiến dịch mang lại tỷ lệ mở cao nhất.

Khi bạn đã kết hợp được 2 yếu tố trên, bạn sẽ có lịch trình tốt nhất để gửi email.

3. Thử nghiệm nội dung email

Sử dụng giọng điệu suồng sã hay trang trọng?

Nội dung email có thể cần thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau. Điều này tùy thuộc vào sự hiểu biết về khách hàng của bạn. Một trong những cách để hiểu rõ là thông qua phản hồi từ những lần thử nghiệm. Hãy thử với nhiều giọng điệu khác nhau để xem đâu sẽ là cách mà khán giả của bạn dễ chấp nhận hơn.

Tiếng Việt có dấu hay không dấu?

Đối với cả dòng tiêu đề và nội dung, việc sử dụng một bộ font mã Unicode là an toàn. Hiện nay hầu như các email marketing đều đã khắc phục được rắc rối email tiếng Việt không đọc được. Nhưng bạn nên để tiêu đề có dấu hay không dấu? Chắc chắn đáp án sẽ là tiếng việt có dấu rồi. Bởi điều này sẽ giúp giảm thiểu sự hiểu sai ý nghĩa của thông tin bạn muốn truyền tải.

Nội dung email dài hay ngắn?

Bạn có thể cho một chút thông tin chi tiết vào trong email, hoặc giữ cho email đó ngắn gọn đơn giản. Đừng vội cho rằng cách nào là tốt hay cách nào là xấu. Bạn chỉ có thể kết luận điều đó sau khi đã tiến hành thử nghiệm độ dài email marketing.

Hãy thử xem việc bạn đưa cả một trang web dài vào mail, hay việc chỉ trích dẫn và “đọc thêm” – cách viết nào sẽ khiến cho khách hàng của bạn dễ chịu?

Đa dạng hóa dòng tiêu đề

Viết những dòng tiêu đề thần kỳ là một sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Cùng một mục đích, cùng một ý nghĩa, bạn có thể trình bày những dòng tiêu đề khác nhau mang lại hiệu quả khác nhau. Đó là lý do vì sao bạn cần phải kiểm nghiệm những thành phần khác nhau trong dòng tiêu đề để xác định lựa chọn nào sẽ thu hút sự chú ý của người dùng.

Sử dụng cụm từ “miễn phí” trong email marketing không quá nhiều

Chữ “miễn phí” hay “free” trong email cũng có một tác động nào đó đến khả năng truyền thông điệp. Thông tin đó có thể sẽ là điểm xuất phát khá tốt cho các marketer. Nhưng bạn nên sử dụng với tần suất hợp lý, tránh lặp quá nhiều sẽ khiến email rơi vào mục spam hoặc tab quảng cáo.

4. Thử nghiệm cá nhân hóa

mep-tiep-thi-ca-nhan-hoa-email-marketing

Có hay không có tên người nhận trong dòng tiêu đề?

Thông qua cá nhân hóa nội dung và tiêu đề, email của bạn sẽ trở nên riêng tư hơn. Hãy thử xem liệu khi bạn thêm tên riêng của người nhận trong dòng tiêu đề và khi bạn không đưa vào, trường hợp nào sẽ khiến khách hàng thích mở email hơn.

Thông tin truyền thông xã hội

Nếu bạn đã thu thập được các thông tin truyền thông xã hội của khách hàng tiềm năng, bạn có thể sử dụng dữ liệu đó để gửi nội dung dành riêng cho họ. Ví dụ số bạn bè trên Facebook theo dõi fanpage của công ty bạn. Đây sẽ là một yếu tố khá thú vị. Hãy phân đoạn một nhóm nhỏ trong danh sách để thử nghiệm và rút ra kết luận cho bản thân.

5. Thử nghiệm các nút gọi hành động (CTA) trong email

CTA dạng ảnh hay CTA dạng chữ?

CTA là một trong những phần quan trọng nhất của email marketing để bạn thử nghiệm. Bởi đó là thứ tạo ra khách hàng tiềm năng và sự tái chuyển đổi. Hãy bắt đầu bằng thử nghiệm bạn sẽ thu được tỉ lệ chuyển đổi cao hơn nhờ CTA dạng ảnh hay CTA dạng chữ.

Kiểu nút và màu sắc CTA

Nếu CTA dạng ảnh là tốt hơn, hãy bắt tay vào thử nghiệm với mẫu thiết kế cùng màu sắc. Đối với website bạn đã thực hiện như thế nào thì với email, hãy làm tương tự.

Vị trí đặt lời gọi hành động

Nếu CTA dạng văn bản là lựa chọn tối ưu, hãy thử nghiệm cách đặt liên kết trong email. Mục đích nhằm tìm ra vị trí phù hợp để thúc đẩy hành động. Đầu email, cuối email hay ở đoạn giữa – hoàn toàn phụ thuộc vào thói quen của người nhận.

CTA dạng chữ trong nội dung email hay trong tái bút:

Nếu bạn thấy rằng việc sử dụng tái bút là hiệu quả, hãy thử xem CTA sẽ thu được tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn khi đặt trong nội dung hay tái bút. Và nếu phần tái bút là nơi tối ưu để đặt CTA thứ hai, hãy thử xem nó có tác động xấu hay tốt đến CTA chính của bạn.

Bằng chứng xã hội hoặc không có bằng chứng xã hội: 

Bằng chứng xã hội (Social proof) là những lời bình luận, quan điểm sẽ tác động tới hành vi của người mua hàng. Những bình luận có thể của người thân, người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng.

Nếu bạn thêm những yếu tố về minh chứng xã hội trong email, tỉ lệ chuyển đổi sẽ cải thiện, hoặc không. Không thử sao biết.

6. Thử nghiệm người gửi email

thu-nghiem-nguoi-gui-email

Người gửi là tên công ty hay tên cá nhân?

Tên xuất hiện ở trường “From” có thể sẽ tác động lớn đến việc email được mở hay không. Hãy thử nghiệm xem: để tên công ty, tên cá nhân, hay cả hai – cách nào sẽ tốt nhất. Thông thường, đặt tên theo cú pháp “Họ tên người nhận – Tên công ty” sẽ thu được tỉ lệ mở cao hơn.

Người gửi là thông tin liên lạc của nhân viên bán hàng: 

Nhiều marketer đặt tên họ, tên CEO hay tên của một nhân vật chủ chốt nào đó trong công ty làm tên người gửi. Nhưng bạn đã thử đặt tên người gửi là chính người trực tiếp bán hàng? Đôi khi nếu khách hàng đã thực hiện giao dịch với công ty, họ sẽ thích liên hệ trực tiếp với người bán hàng hơn là bộ phận marketing.

Địa chỉ email định danh hay bí danh?

Bạn hãy cân nhắc xem khách hàng của bạn thích nhận email từ một địa chỉ email mang tính bí danh ví dụ như info@phanmemmarketing.vn hay địa chỉ email mang tính định danh cho từng cá nhân như huyen@phanmemmarketing.vn. Có thể đây cũng là một yếu tố cần được kiểm chứng để làm rõ.

5/5 - (2 bình chọn)

Comments

comments


Nguyễn Hà

"Không có phần mềm marketing tốt nhất, chỉ có phần mềm marketing phù hợp nhất" - Ha Nguyen