Là một nhà tiếp thị, chúng ta có nên thử nghiệm :
- Tiktok ?
- Youtube marketing ?
- Hay gắn bó với email marketing ?
“Chúng ta nên tiếp thị qua kênh nào ?” là một câu hỏi đơn giản. Nhưng để đưa ra câu trả lời chính xác sẽ rất khó khăn. Có cảm giác như chỉ cần sau vài tháng, một nền tảng mới sẽ thu hút được sự chú ý. Bạn đã từng nghe nhiều lời khuyên:
- “Chạy quảng cáo Facebook xứng đáng để bắt đầu vì lưu lượng truy cập đáng kể do nó mang lại”.
- “SEO quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác”
- “Có Email sẽ có mọi thứ”
- “Nội dung là vua.”…..
Bạn không cần phải tiếp thị doanh nghiệp của mình trên mọi kênh. Chỉ cần chọn những kênh phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn.
Khách hàng của bạn thường trực tuyến trên phương tiện nào? Cùng phanmemmarketing.vn khám phá những điều cần lưu ý khi chọn kênh tiếp thị nhé.
Mục lục nội dung:
- Những điều bạn nên cân nhắc khi chọn kênh quảng cáo
- 15 kênh tiếp thị phổ biến mà bạn có thể sử dụng
- 6 kênh tiếp thị bạn nên cân nhắc thực hiện
Những điều bạn nên cân nhắc khi chọn kênh quảng cáo
Nên sử dụng những kênh nào để tiếp thị trực tuyến? Quyết định dựa trên 2 yếu tố sau:
- Hiểu được đơn vị của mình mạnh ở điểm nào ? Lợi thế cạnh tranh ở đâu ?
- Biết được nơi khách hàng thường sử dụng để trò chuyện trực tuyến.
Sự kết hợp 2 câu hỏi trên sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra kênh tiếp thị nào tốt nhất cho doanh nghiệp.
1 – Tìm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh của bạn nằm ở những kênh mà bạn cảm thấy thoải mái nhất khi tạo nội dung. Để phát hiện lợi thế cạnh tranh, có 2 câu hỏi bạn phải trả lời:
- Bạn thích tạo loại nội dung nào ?
- Muốn chỉnh sửa loại nội dung nào ?
Điều kỳ diệu trong nội dung là ở bản chỉnh sửa. Đây phải là nội dung giúp bạn tận dụng được lâu dài. Chẳng hạn, nếu bạn thực sự thích sửa nội dung video, việc tạo video trên YouTube sẽ là một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
2 – Khám phá vị trí của đối tượng mục tiêu
Với một vài tìm kiếm nhanh trên Google và cơ sở dữ liệu, bạn có thể nhanh chóng khám phá ra 5 điều rất quan trọng về khách hàng của mình:
- Những gì họ xem
- Họ đọc những gì
- Họ theo dõi ai
- Những địa điểm họ từng đi chơi
- Những gì họ nghe ….v.v
Khán giả của bạn xem gì ?
Dưới đây là 3 tìm kiếm nhanh mà bạn có thể thực hiện để biết những gì khách hàng đang xem:
- YouTube – Tìm kiếm các video liên quan đến chủ đề của bạn trên YouTube. Nó sẽ cug cấp cho bạn biết một số tài nguyên giáo dục tốt nhất mà khán giả của bạn đang xem.
- Google – Hoàn thành tìm kiếm trên Google cho chủ đề của bạn. Và nhấp vào tab “Video” ở trên cùng. Điều này có thể khá có giá trị vì nó hiển thị các video không có trên YouTube.
- Instagram – Instagram ngày càng tập trung hơn vào video. Việc tìm kiếm khán giả trên nền tảng này (cũng như Tiktok) sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về những gì khán giả đang xem giải trí.
Khách hàng đọc gì ?
Các khán giả khác nhau nhận được thông tin ở các kênh khác nhau. Dưới đây là cách tìm những gì khán giả của bạn đang đọc:
- Google – Tìm kiếm nhanh của Google hiển thị một số bài báo có thẩm quyền nhất mà khán giả đọc. Nhưng các nhân viên Google “chuyên nghiệp” đảm bảo đi sâu vào các trang 2 và 3 của kết quả tìm kiếm để hiển thị nhiều nội dung hàng đầu hơn nữa.
- Amazon – Lướt vào Amazon và xem những cuốn sách hàng đầu mà khán giả đang đọc rất có lợi. Nếu bạn muốn cải thiện đáng kể khả năng truyền tải những gì khán giả muốn. Hãy đọc các bài đánh giá 3 sao của tất cả những cuốn sách đó. Nó giúp khám phá những yếu tố nào trong quyển sách đã thu hút khách hàng.
Khán giả của bạn theo dõi ai ?
Theo Statista , 79% người Mỹ có tài khoản mạng xã hội. Khám phá những người họ theo dõi trên các nền tảng đó tiết lộ các kênh tiếp thị trực tiếp và gián tiếp.
Dưới đây là 4 địa điểm bạn nên xem và cách tìm kiếm khán giả ở đó:
- Instagram – Với gần 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, Instagram vẫn vượt xa hầu hết các nền tảng khác. Nếu khán giả của bạn đang sử dụng mạng xã hội, rất có thể họ đang theo dõi một người hoặc thương hiệu nào đó trên Instagram.
- Twitter – Tìm kiếm trên Twitter vô cùng mạnh mẽ nhưng ít được dùng để khám phá. Tìm kiếm chủ đề và đối tượng của bạn sẽ không chỉ hiển thị Top các tweet mà còn cả các tài khoản hàng đầu họ có thể đang theo dõi.
- TikTok – Thuật toán TikTok rất tuyệt vời trong việc hiển thị nội dung dựa trên những gì bạn sử dụng. Và tab “Khám phá” sẽ hiển thị các tài khoản hàng đầu mà khách hàng có thể đang theo dõi.
- YouTube – Tìm kiếm khán giả hoặc chủ đề trên YouTube. Nhấp vào nút “Bộ lọc” nhỏ và chọn “kênh” để khám phá xem khán giả của bạn theo dõi ai. (Có thể đánh giá dựa trên tổng số người đăng ký).
Đối tượng của bạn “đi chơi” ở đâu ?
Đôi khi, mọi người muốn hành động nhiều hơn là chỉ theo dõi. Họ muốn tham gia. Theo Facebook , “hơn 400 triệu người gia nhập các nhóm Facebook mà họ thấy có ý nghĩa.” Khám phá nơi họ thường lui tới trực tuyến có thể là một kênh tiếp thị cực kỳ giá trị.
- Google – Google có một tập hợp các chức năng tìm kiếm thực sự thú vị “Toán tử nâng cao”. Nó cho phép bạn đào sâu vào cơ sở dữ liệu người dùng. Điều này giúp bạn biết nơi mà khán giả thường lui tới trực tuyến. Hãy thử tìm kiếm theo cú pháp “forum: [topic]” để hiển thị những diễn đàn hàng đầu mà khán giả có thể đang tham gia.
- Facebook – Các nhóm trên Facebook vẫn vô cùng phổ biến. Tìm kiếm trong thanh điều hướng cho chủ đề / đối tượng. Sau đó sắp xếp theo “Nhóm” sẽ nhanh chóng hiển thị nơi họ đang tụ tập trên Facebook.
15 kênh tiếp thị phổ biến mà bạn có thể sử dụng
Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp 15 kênh tiếp thị cho các marketers khi làm Digital Marketing:
- Email Marketing – Thư điện tử quảng cáo
- Social Media – Truyền thông xã hội
- Cộng đồng trực tuyến
- Digital Advertising – Quảng cáo kỹ thuật số (Facebook, LinkedIn)
- PPC (Google và BIng)
- Video Marketing
- SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
- Sự kiện trực tiếp
- Content Marketing – Tiếp thị nội dung
- Tiếp thị dựa trên người ảnh hưởng
- Quà tặng
- Marketing trực tiếp
- Affiliate marketing – Tiếp thị liên kết
- PR kỹ thuật số
- Đánh giá tiếp thị
Trong mỗi kênh đều có hàng chục chiến lược. Ví dụ: Social Media có rất nhiều nền tảng:
- Tiktok
- Snapchat
Trong mỗi nền tảng có nhiều chiến thuật tiếp thị dành cho mọi loại hình doanh nghiệp. Ví dụ, có ít nhất 8 chiến thuật áp dụng trên Facebook:
- Quảng cáo trả phí (Facebook Ads)
- Livestream
- Những câu chuyện (Stories)
- Bài đăng tự nhiên
- Trang kinh doanh (Fanpage)
- Tin nhắn Messenger
- Cộng đồng Communities
Giữa hàng chục các công cụ trên, bạn nên chọn kênh tiếp thị nào để quảng cáo trực tuyến?
6 kênh tiếp thị bạn nên cân nhắc thực hiện
Khách hàng hiện nay đều mong đợi một trải nghiệm liền mạch trên nhiều kênh. Điều này không chỉ đúng với thông điệp tiếp thị của bạn mà còn phù hợp với cách các kênh tương tác với nhau.
Dưới đây là 6 kênh tiếp thị sẽ phát triển doanh nghiệp của bạn vào năm 2023:
1. Tiếp thị qua SMS tin nhắn văn bản
Với tiếp thị qua SMS , bạn có thể:
- Tự động gửi lời nhắc cuộc hẹn
- Nhắn tin cho những người tham dự sự kiện trực tiếp (trực tuyến hoặc trực tiếp)
- Xác nhận giao hàng
- Cung cấp các chương trình khuyến mãi và phiếu giảm giá theo thời gian
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng (và lòng trung thành). Bằng cách gửi ngay phần thưởng được cá nhân hóa dựa trên những hành động mà khách hàng đang thực hiện.
- Xây dựng một kết nối sâu sắc hơn có thể trên mạng xã hội
Chìa khóa để giành chiến thắng với tiếp thị qua SMS là thực hiện nó như một cuộc trò chuyện.
Tham khảo: 2 cách làm sms marketing hiệu quả nhất.
2. Chatbot
Ngoài các cuộc trò chuyện qua sms marketing, trò chuyện ngay trên trang web (hoặc các nền tảng xã hội như Facebook) là hình thức tiếp thị mạnh mẽ.
Bạn có thể tăng sức mạnh của kênh này bằng cách cải thiện trải nghiệm khách hàng. Hãy đồng bộ tất cả các kênh hội thoại để tạo trải nghiệm thống nhất. Đừng bắt khách hàng phải nhắc lại câu hỏi của họ trên facebook khi đã từng trao đổi qua website với bạn.
3. Email marketing
Email Marketing hiệu quả, nhưng có khá nhiều người xem thường nó và bỏ qua. Bởi rào cản lớn nhất để làm là data khách hàng và chất lượng inbox.
Về vấn đề chất lượng inbox, bạn có thể tìm kiếm các công cụ, dịch vụ email uy tín. Đồng thời kết hợp người hỗ trợ có tâm và kinh nghiệm để có thể tối ưu chiến dịch tiếp thị qua email của bạn.
Với đối tượng data, cần hiểu mình đang kinh doanh gì ? Đối tượng khách hàng là ai để quét và tìm nguồn email tiềm năng.
Tham khảo ngay: Cách tạo và quản lý chiến dịch email marketing.
4. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO (Search Engine Optimization) là tập hợp các phương pháp giúp tối ưu hóa website thân thiện với các bộ máy tìm kiếm. Mục đích nhằm gia tăng thứ hạng trang web cho từ khóa mà người dùng truy vấn trên các công cụ tìm kiếm.
SEO được đánh giá là công cụ Marketing Online mang lại hiệu quả lâu dài và có sức mạnh vượt trội trong việc thu hút khách hàng tiềm năng. Bởi có khoảng 90% người dùng sử dụng Google và các công cụ tìm kiếm khác để cập nhật thêm thông tin trước khi quyết định mua hàng.
Tuy nhiên, để làm SEO cần đầu tư thời gian và nguồn lực. Các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của SEO hiện nay đều nhắm tới đích là Trải nghiệm người dùng. Do đó, các nhà tiếp thị cần xây dựng chiến thuật xung quanh mục tiêu này để tối ưu SEO. Xem thêm: 7 sai lầm lớn về SEO thường mắc phải và cách khắc phục.
5. Mạng xã hội
Khi kinh doanh trực tuyến, mạng xã hội được xem là công cụ bán hàng hiệu quả. Bởi nó sở hữu khả năng kết nối và lan tỏa thông tin nhanh chóng.
Hiện nay có một số mạng xã hội phổ biến được các cửa hàng, doanh nghiệp khai thác như Facebook, Instagram, Youtube,…. Tuy nhiên các nền tảng này thường thích hợp với loại sản phẩm như thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm, tour du lịch hoặc các khóa học.
Với các dịch vụ, sản phẩm cao cấp hoặc công nghệ, mạng xã hội thường dùng cho mục đích củng cố nhận diện thương hiệu.
Để có thể xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả trên mạng xã hội, các cửa hàng, doanh nghiệp cần chú trọng vào việc phát triển nội dung thu hút khách hàng tiềm năng. Đồng thời quảng bá đúng đến khách hàng mục tiêu. Nên thiết lập lịch xuất bản bài viết một cách nhất quán để tạo tương tác đối với người dùng. Khám phá thêm: Tiếp thị truyền thông xã hội cho doanh nghiệp.
6. Quảng cáo trả tiền
Các hình thức quảng cáo trực tuyến như Google Adwords hay quảng cáo Facebook là công cụ Marketing Online đang được rất nhiều cửa hàng, doanh nghiệp sử dụng. Các loại quảng cáo này giúp tiếp cận các khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và nâng cao quảng bá thương hiệu. Nó thích hợp cho các chiến dịch khuyến mại, giảm giá hoặc sự kiện. Tuy nhiên các doanh nghiệp phải trả chi phí cho những lượt tương tác với quảng cáo.
Muốn đạt được hiệu quả cao khi chạy quảng cáo trả tiền, các doanh nghiệp cần đưa ra thông điệp thu hút khách hàng. Đồng thời phải chọn đúng đối tượng mục tiêu muốn tiếp cận để tránh làm lãng phí ngân sách.
Kiến thức hữu ích:
Kênh tiếp thị hàng đầu mà bạn PHẢI sử dụng vào năm 2023
Tiếp thị cá nhân hóa là xu hướng của Digital Marketing hiện đại. Do đó, dù bạn đang ưu tiên cho kênh nào, hãy kết hợp thêm Email Marketing hoặc SMS Marketing để tối hưu hơn chiến lược của bạn. Mặc dù có nhiều cơ hội lớn trong các kênh khác, nhưng không gì so với email marketing.
Theo thống kê, Email marketing mang lại ROI cao nhất trong các công cụ tiếp thị trực tuyến, bao gồm cả Google Ads.
Chúng tôi không phải muốn nói rằng bạn chỉ nên tập trung vào Email Marketing. Điều quan trọng nhất là tạo ra sự nhất quán cho quá trình hoạt động tiếp thị đa kênh. Đồng thời nhắm mục tiêu chuyên sâu hơn vào cách tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tượng. Có như vậy, bạn mới không lãng phí ngân sách quảng cáo của mình.
Chúc bạn thành công!
- Marketing vs Advertising: 4 điểm phân biệt tiếp thị và quảng cáo - Tháng Hai 16, 2022
- Những kênh tiếp thị thường dùng cho quảng cáo nội dung - Tháng Một 28, 2022
- Như thế nào là một tỷ lệ chuyển đổi tốt ? - Tháng Một 22, 2022
- Những điều cần nhớ khi thêm link trong tin nhắn sms marketing - Tháng Một 15, 2022
- 7 yếu tố phân biệt sự khác nhau giữa tiếp thị email B2B với B2C - Tháng Mười Hai 29, 2021
- 18 câu hỏi giúp xác định, đánh giá khách hàng tiềm năng - Tháng Mười Hai 27, 2021
- Đăng bài truyền thông xã hội tiếp thị dịp Giáng Sinh cần chú ý điều gì ? - Tháng Mười Hai 20, 2021
- Những điều người tiêu dùng thực sự muốn từ tiếp thị nội dung 2022 - Tháng Mười Hai 6, 2021
- Cách khắc phục hình ảnh không hiển thị trong email Outlook - Tháng Mười Một 29, 2021
- Database Marketing: Hướng dẫn tiếp thị cơ sở dữ liệu khách hàng - Tháng Mười Một 3, 2021