Theo dự đoán, thay vì việc phải tất bật đến mua sắm tại cửa hàng hay trung tâm thương mại, người tiêu dùng đang có xu hướng thực hiện tất cả trên nền tảng trực tuyến. Liệu mọi người có tiếp tục mua sắm trực tuyến nhiều hơn trong tương lai không? Họ sẽ sử dụng kênh nào để nghiên cứu? Và các cửa hàng truyền thống sẽ đóng vai trò gì?
Dưới đây, hãy cùng Top Marketing xem xét bốn xu hướng dự đoán hành vi của người tiêu dùng sẽ như thế nào vào các dịp mua sắm cao điểm trong năm 2022.

1. Thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu qua năm mới
Dữ liệu từ eMarketer cho thấy doanh số bán hàng thương mại điện tử đã tăng gần 28% so với cùng kỳ vào năm 2020. Theo số liệu từ Google cho thấy, khoảng 44% khách hàng Việt đã thực hiện mua sắm trực tuyến những mặt hàng mà trước đây họ thường mua tại các cửa hàng.
Vào những dịp mua sắm cao điểm năm 2021, nhiều cửa hàng đã mở cửa với các biện pháp phòng dịch an toàn. Tuy nhiên, sức mua trực tuyến không có dấu hiệu thụt lùi. Doanh số bán lẻ trực tuyến đã tăng 22% so với cùng kỳ đầu tháng 12 năm 2020. Đây là thời điểm mà doanh số bán lẻ đạt mức cao nhất hàng năm trên mọi kênh.
Sau một thời kỳ thương mại điện tử tăng trưởng, câu hỏi lớn được đặt ra là: Liệu người tiêu dùng có gắn bó với thói quen mua sắm kỹ thuật số của họ không hay sẽ quay trở lại với hành vi mua hàng truyền thống?
Báo cáo Vietnam’s Search for Tomorrow 2020 của Google cho biết, 77% người dùng tại nông thôn sử dụng mạng Internet. Cùng với đó, khoảng 45% người tiêu dùng nông thôn sử dụng các công cụ tìm kiếm để thu thập thông tin sản phẩm và đưa ra quyết định mua sắm.
Chúng tôi dự đoán rằng, trong các dịp lễ mua sắm cao điểm, người tiêu dùng sẽ kết hợp mua sắm trực tuyến và tại cửa hàng. Ở những địa điểm đang đóng cửa, mọi người sẽ dựa nhiều vào thương mại điện tử vì sự an toàn, tiện lợi và tính khả dụng 24 giờ của nó.
2. Người tiêu dùng cởi mở hơn với các thương hiệu mới trong dịp mua sắm cao điểm
Từ các cửa hàng vật lý đến smartphones, thương mại đang ở xung quanh chúng ta. Có rất nhiều cách để người tiêu dùng khám phá, nghiên cứu và mua các sản phẩm.
Facebook là nền tảng phù hợp cho việc tham khảo và khám phá. Những người mua hàng vào dịp cao điểm đã cho biết các ứng dụng của Facebook là nguồn thông tin trực tuyến số 1 đem đến các ý tưởng và cảm hứng mua sắm.
95% người mua hàng vào những ngày hội mua sắm ở Việt Nam đã thử mua một nhãn hiệu mới. 79% có khả năng thử mua các nhãn hiệu đồ ăn, thức uống mới trong dịp Tết. Quan trọng hơn, 83% người mua hàng tại Việt Nam cho biết họ sẽ mua lại các thương hiệu mới mà họ phát hiện trong những ngày hội mua sắm.

3. Khám phá sản phẩm theo mùa sẽ xảy ra trên tất cả các kênh
Người tiêu dùng đang dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu việc mua hàng theo mùa. Dữ liệu khảo sát của Criteo cho thấy năm 2021, khả năng khám phá không chỉ giới hạn trong tìm kiếm và mạng xã hội. Mọi người còn tìm sản phẩm trên ứng dụng của thương hiệu, trang web bán lẻ và quảng cáo trực tuyến.
Trong bối cảnh dịch bệnh, doanh nghiệp càng cần chú trọng đến việc thiết lập hiện diện số. Đồng thời cần gia tăng, củng cố các điểm tiếp xúc, từ website, mạng xã hội cho đến các nền tảng nhắn tin. Một khi doanh nghiệp tận dụng tốt các kênh truyền thông số, thiết lập tiếng nói thương hiệu, cũng như nghiêm túc xây dựng các nội dung chất lượng, họ có thể cho phép người dùng trở thành một phần của chính trải nghiệm mua sắm và phát triển sự kết nối chân thật với các nhãn hiệu.
Tham khảo: 8 xu hướng tiếp thị kỹ thuật số năm 2022
4. Video với những nội dung trải nghiệm thúc đẩy nhu cầu mua sắm vào các ngày lễ
Các doanh sử dụng video để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn.
Chúng tôi nhận thấy rằng việc xem video trên các dịch vụ phát trực tuyến, mạng xã hội, truyền hình cáp đã tăng tốc từ năm 2020. Còn những khán giả trẻ thì bị thu hút nhiều hơn bởi các nội dung do người dùng tạo ra (UGC). Đặc biệt là loại nội dung tương tác như Trò chơi và Instagram Live.
Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng người tiêu dùng dễ tiếp nhận quảng cáo khi họ xem video. Và sẽ thực hiện các hành động như tìm kiếm và mua các sản phẩm họ đã xem.
Nội dung video trên mạng xã hội tạo động lực khám phá. 84% người mua tìm được những sản phẩm phù hợp với họ thông qua video trên mạng xã hội trước tiên. Tham khảo 8 xu hướng tiếp thị video hấp dẫn cho năm 2022.
Kết lại
Hãy mang đến cho người tiêu dùng nhiều giá trị hơn. Bốn xu hướng trên phản ánh cách người tiêu dùng đang thúc đẩy những thay đổi lớn trong thương mại toàn cầu. Hiểu tâm lý của họ, doanh nghiệp cần có cách tiếp cận thận trọng trong tương lai hậu COVID-19. Đây không chỉ là giải pháp cân bằng và thấu đáo để hướng tới thành công, mà còn là định hướng tư duy phù hợp cho năm 2022.
- Top Zalo Support – Giải pháp tiên tiến để quản lý tài khoản Zalo và tối ưu hoá tương tác khách hàng - Tháng Bảy 15, 2023
- 10 Thống kê tìm kiếm GOOGLE bạn cần biết cho năm 2022 - Tháng Ba 9, 2022
- 5 xu hướng phát trực tuyến video nhà tiếp thị cần biết - Tháng Hai 13, 2022
- Dự đoán hành vi mua sắm vào các dịp lễ năm 2022 - Tháng Hai 7, 2022
- 5 mẹo làm nổi bật email marketing Black Friday và Cyber Monday - Tháng Mười 14, 2021
- Các loại tin nhắn di động phổ biến nhất hiện nay - Tháng Mười 11, 2021
- Những điều doanh nghiệp B2B không nên làm khi tiếp thị nội dung - Tháng Tám 10, 2021
- Tiếp thị Millennials và Gen-Z khác nhau như thế nào ? - Tháng Bảy 28, 2021
- Tại sao tỷ lệ giữ chân khách hàng lại rất quan trọng đối với ROI ? - Tháng Tư 13, 2021
- Trải nghiệm khách hàng cần thay đổi như thế nào trong năm 2021 - Tháng Ba 31, 2021