Mọi đồ họa bạn xem trực tuyến thực chất chính là một tệp hình ảnh. Hầu hết mọi thứ in trên giấy, nhựa hoặc áo thun đều xuất phát từ ảnh. Các tệp này có nhiều định dạng. Mỗi loại được tối ưu cho một mục đích sử dụng cụ thể. Trong bài viết hôm nay, Top Marketing sẽ giúp các nhà thiết kế nắm rõ những loại định dạng hình ảnh thường dùng và mục đích sử dụng của từng dạng.
Hầu hết các hình ảnh đều được phân loại vào một trong hai danh mục: Tệp Raster (còn được gọi là Bitmap) và Vector.
Định dạng File ảnh Raster gồm có:
- JPEG
- GIF
- PNG
- TIFF
- RAW
- PSD
Định dạng File ảnh vector bao gồm:
- EPS
- SVG
- AI
Định dạng hình ảnh Vector và Raster (Bitmap) khác nhau như nào ? Phân biệt Vector và Raster sẽ giúp các nhà thiết kế dễ dàng lựa chọn loại tệp phù hợp để tối ưu cho mục đích sử dụng.
A – Định dạng tệp Raster (hoặc Bitmap)
Raster – Bitmap là gì ?
Raster được tạo thành từ một lưới tập hợp các điểm có tên gọi pixel (px). Trong đó, mỗi px gắn với một màu. Đơn giản hơn, có thể hình dung 1 hình ảnh raster giống như một bức tranh thêu. Nếu phóng đại lên, sẽ thấy các hình vuông nhỏ xếp cạnh nhau. Còn khi nhìn mắt thường, chỉ thấy một bức tranh hoàn chỉnh.

Không giống như hình ảnh Vector, Raster phụ thuộc vào độ phân giải. Điều này có nghĩa tất cả các pixel đều chung một kích thước. Do đó, khi bạn biến đổi hình ảnh raster, tức là đang kéo giãn các px, sẽ làm cho ảnh bị vỡ nét hoặc mờ… Càng nhiều px, chất lượng ảnh (độ phân giải) càng cao.
Những loại thiết kế phù hợp với định dạng Raster :
- Ảnh chụp
- Hình vẽ minh họa
- Postcards
- Thiết kế website
- Mobile apps
- Banner quảng cáo
- Thiết kế social media
Những loại định dạng Raster – Bitmap thường được dùng để thiết kế trong email marketing
Top Email không chuyên sâu về thiết kế hình ảnh nên sẽ chỉ tìm hiểu về 4 loại định dạng thường gặp trong email marketing: JPEG, PNG, GIF, PSD.
1. Ảnh JPEG hay còn gọi là JPG
JPEG viết tắt của Joint Photographic Experts Group – là một định dạng raster mất dữ liệu. Nó cho phép nén ảnh linh hoạt từ 0% (nén tối đa) đến 100% (không nén). Thông thường, cài đặt nén ảnh JPEG sẽ được để ở mức 60-75% để làm giảm dung lượng file nhưng đảm bảo cho hiển thị đẹp trên hầu hết các màn hình.
JPG thuộc loại nén làm mất dữ liệu nên không được dùng khi chỉnh sửa ảnh liên tục. Việc xuất nhập liên tiếp sẽ khiến chất lượng ảnh tệ đi. Ngoài ra, JPEG không thể giữ được nền trong suốt. Chúng thường được dùng để thiết kế :
- Hình ảnh tĩnh
- Nhiếp ảnh
- Ảnh với màu sắc phức tạp
2. Hình ảnh GIF
GIF được viết tắt từ Graphic Interchange Format (Định dạng Trao đổi Đồ họa). Đây là định dạng hình ảnh Raster không bị mất dữ liệu. Ngoài hỗ trợ cho ảnh trong suốt, GIF cũng hỗ trợ cho ảnh động.
GIF không lý tưởng cho nhiếp ảnh hiện đại cũng như lưu trữ hình ảnh. Bởi với những hình ảnh kích cỡ bình thường, chúng có dung lượng lớn hơn nhiều so với JPEG. Do đó, chỉ thường được dùng để tạo những ảnh động vui nhộn hoặc ảnh trong suốt thô mà thôi. Ví dụ như:
- Tạo meme trên mạng xã hội
- Icon nhỏ
- Đồ họa với các biến thể pixel-to-pixel thấp (nhiều màu phẳng như logo và cờ).
3. Định dạnh hình ảnh PNG
PNG là định dạng raster không mất dữ liệu viết tắt của Portable Network Graphics. Hãy coi PNG là GIF thế hệ tiếp theo. Định dạng này có độ trong suốt tích hợp, nhưng cũng có thể hiển thị độ sâu màu cao hơn, có thể chuyển thành hàng triệu màu. PNG hiện nay là một trong những định dạng hình ảnh phổ biến nhất được sử dụng trực tuyến.
Bạn nên sử dụng PNG khi:
- Đồ họa web yêu cầu độ trong suốt.
- Bức hình hoặc đồ họa có nhiều màu với độ phức tạp cao.
- Hình ảnh cần chỉnh sửa nhiều lần mà không muốn bị giảm chất lượng.
4. PSD
PSD là một định dạng hình ảnh nhiều lớp độc quyền, viết tắt của Photoshop Document. Đây là các tệp thiết kế gốc được tạo bằng Photoshop.
PSD chủ yếu được sử dụng để tạo và chỉnh sửa hình ảnh raster. Đồng thời, nó có thể được xuất sang bất kỳ định dạng tệp hình ảnh nào, bao gồm tất cả các định dạng raster được liệt kê ở trên.
Bạn nên sử dụng PSD khi:
- Chỉnh sửa ảnh: Màu sắc, thêm văn bản…v.v. Đây là công cụ phù hợp để đảm bảo mọi đường nét, bóng và họa tiết đều đúng vị trí.
- Cắt các video clip đơn giản rồi ghép lại với nhau. Hoặc có thể thêm đồ họa, bộ lọc, văn bản, hoạt ảnh…v.v.
Không sử dụng PSD khi:
- Thiết kế ảnh cho trang web. Hãy chuyển đổi sang JPEG vì định dạng này thân thiện với website.
- Cần in hình ảnh. Nhiều máy in sẽ không chấp nhận định dạng PSD. Vì vậy trước đó cần chuyển đổi về JPEG.
B – Định dạng tệp vector
Hình ảnh Vector là gì?
Hình ảnh vector là tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. Trong đó, các điểm, đường thẳng và đường cong được máy tính tính toán. Không giống như hình ảnh raster, Vector không phụ thuộc vào độ phân giải. Dù thu nhỏ hoặc phóng to, hình ảnh cũng không bị mất bất kỳ chi tiết nào. Đây là điểm phân biệt rõ ràng nhất sự khác nhau giữa định dạng Vector với Raster (Bitmap).

4 định dạng ảnh Vector thường gặp:
PDF là viết tắt của Photoshop Document – Định dạng Tài liệu Di động. Đây là định dạng hình ảnh được sử dụng để hiển thị tài liệu và đồ họa một cách chính xác. Bất kể là trên thiết bị, ứng dụng, hệ điều hành hay trình duyệt web. Bởi vì nó là một tiêu chuẩn gần như phổ biến. Các file PDF thường là định dạng được máy in yêu cầu để gửi thiết kế cuối cùng vào sản xuất.
EPS
EPS – viết tắt của Encapsulated PostScript. Mặc dù được sử dụng chủ yếu dưới định dạng vector, nhưng tệp EPS có thể bao gồm cả dữ liệu hình ảnh Vector và Raster. Nó thường dùng cho những trường hợp muốn giữ cho hình ảnh luôn ở mức độ phân giải chính xác. Ví dụ bạn có thể gửi mẫu Logo dạng thiết kế hoặc cả bản in tới khách hàng.
EPS không phù hợp khi muốn hiển thị hình ảnh trực tuyến. Trước khi tải ảnh lên web hoặc bất kỳ kênh nào, bạn nên chuyển về JPEG, PNG.
SVG
SVG là viết tắt của Scalable Vector Graphics. Đây là một định dạng hình ảnh vector dựa trên XML cho đồ họa hai chiều. Nó có thể được tìm kiếm, lập chỉ mục, chia tỷ lệ hay nén. Và có thể dẫn đến kích thước tệp nhỏ hơn các định dạng khác. Điều này khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho web.
Định dạng hình ảnh SVG có thể được chỉnh sửa trong các ứng dụng đồ họa cũng như trình soạn thảo văn bản.
- Nên sử dụng SVG khi muốn tạo các biểu đồ và sơ đồ do máy tính tạo ra để xuất bản trên web.
- Không sử dụng SVG khi cần một định dạng cho quy trình in ấn.
AI
Ai là định dạng hình ảnh vector độc quyền viết tắt của Adobe Illustrator. Định dạng này dựa trên cả tiêu chuẩn EPS và PDF do Adobe phát triển.
Các tệp AI có thể được xuất sang cả PDF và EPS (để dễ dàng xem xét và in ấn). Hoặc cả JPEG, PNG, GIF, TIFF và PSD (để sử dụng web và chỉnh sửa thêm).
Kết luận
Phân biệt và nắm rõ các định dạng hình ảnh Vector với Raster (Bitmap) có lợi ích rất lớn khi cần lựa chọn cho từng mục đích sử dụng. Chẳng hạn JPEG, PNG sẽ phù hợp để thiết kế ảnh cho email marketing, tối ưu website. Ảnh Gif rất phổ biến để tạo các hình động dùng trên mạng xã hội…v.v. Mong rằng, những kiến thức trong bài viết sẽ góp phần tối ưu hiệu quả hoạt động của bạn.
Chúc bạn thành công!
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm TOP CRM - Tháng Năm 27, 2024
- Chính sách mới của Google về việc gửi email hàng loạt tới tài khoản Gmail - Tháng Hai 15, 2024
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Top Zalo Support - Tháng Ba 17, 2023
- Cách tối ưu Zalo cùng Top Zalo Support - Tháng Ba 14, 2023
- Hướng dẫn thiết kế hình ảnh trong email marketing - Tháng Mười Hai 21, 2022
- SMTP Server là gì và nó có phải là một Mail Server ? - Tháng Mười Hai 19, 2022
- Quy tắc cho content marketing - Tháng Mười Hai 14, 2022
- Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo - Tháng Mười Một 14, 2022
- Cập nhật các xu hướng SEO mới nhất lên Top Google - Tháng Mười 31, 2022
- Facebook Video Marketing: 5 Mẹo tạo nội dung video hấp dẫn - Tháng Mười 14, 2022