Amazon SES là gì ? Tại sao nên gửi Email Marketing qua Amazon ?

Khi tìm hiểu về công cụ hỗ trợ gửi email marketing hàng loạt, bạn thường thấy các phần mềm hoặc các tool web thường tích hợp với một server gửi mail như AMazon SES, Getresponse, Mailchimp…. Vậy bạn có thắc mắc Amazon SES là gì không ? Trong bài viết này, hãy cùng Top Marketing tìm hiểu về Amazon SES nhé.

Amazon SES là gì ?

Amazon là một nhà cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nhau mà bạn vẫn hay được nghe nói đến là Amazon Web Services (viết tắt là AWS). Trong đó có dịch vụ cung cấp server gửi email số lượng lớn là SES (Simple Email Service).

Amazon SES là một dịch vụ cho gửi email với số lượng lớn có giá thành rẻ và chất lượng tốt nhất hiện nay (giá chỉ 1$/10,000 email). Tốc độ gửi rất nhanh, khả năng vào Inbox luôn cao. Đặc biệt là phương thức thanh toán tiện lợi (thanh toán qua thẻ Visa)..

Amazon-SES

Tuy nhiên, bạn không thể gửi email một cách trực tiếp trên Amazon. Bạn cần phải sử dụng 1 phần mềm gửi email. Phần mềm này sẽ kết nối với Amazon qua các protocol (giao thức) như smtp, https, API,…

Sau mỗi chiến dịch gửi email hàng loạt. Amazon SES sẽ thống kê cho bạn các kết quả của việc gửi email thông qua 4 thông số:

bao-cao-gui-mail-Amazon-SES
  • Deliveries: Số lượng email đã được gửi đi từng ngày.
  • Bounces: Tỷ lệ email không tồn tại hoặc không nhận email từ Amazon. (Bounce Rate là gì?)
  • Rejects: Tỷ lệ những email từ chối nhận email từ bạn.
  • Complaints: Tỷ lệ đánh dấu email của bạn là spam.

Một điều nữa về Amazon SES mà bạn cần phải biết. Đó là, như mọi server cung cấp gửi email hàng loạt khác, Amazon cũng có những quy định đối với việc gửi email số lượng lớn:

Nếu chiến dịch của bạn có tỷ lệ email bị trả lại vượt trên 5% (Bounces > 5%) hoặc tỷ lệ bị đánh dấu spam vượt quá 0,1% (Complaints >0,1%) thì chắc chắn là tài khoản của bạn sẽ bị khóa. Bởi đây là những dấu hiệu của spammer!

Vậy nên, hãy tìm hiểu kỹ các quy định của Amazon SES trước khi sử dụng để tránh bị khóa tài khoản nhé.

2. Tại sao nên gửi Email Marketing qua server Amazon?

#1. Địa chỉ email của bạn không bị khóa khi gửi số lượng lớn

Rất nhiều bạn hiện đang sử dụng các địa chỉ gửi email miễn phí như Gmail, Yahoo mail, hotmail…để gửi đi khoảng 200 – 300 email mỗi ngày. Và rồi một vài ngày sau đó, các tài khoản gửi mail này của bạn bị khóa vĩnh viễn. Tại sao? Vì đây là những tài khoản miễn phí, được sử dụng cho mục đích cá nhân, phi thương mại. Giới hạn tối đa mỗi ngày chỉ cho phép bạn gửi 500 mail. Bạn dùng tài khoản cá nhân để gửi email bán hàng thì việc bị phát hiện và khóa tài khoản là chuyện….đương nhiên. Đây là quy định để đảm bảo công bằng cho người sử dụng thôi.

Nếu bạn muốn bán hàng bằng email, hãy sử dụng server chuyên cung cấp dịch vụ gửi mail số lượng lớn để gửi đi. Điều này sẽ giúp tài khoản email của bạn không bao giờ bị khóa. Bạn sẽ không bị gián đoạn các giao dịch với khách hàng hay đánh mất các tài liệu, contact quan trọng trong email.

Tham khảo thêm: Nên dùng phần mềm gửi email trả phí hay miễn phí?

#2. Chi phí thấp

Hiện tại trên thế giới có rất nhiều nhà cung cấp server gửi email khác nhau như Gestrespone, Sendgrid, Mailchimp,… nhưng Amazon có mức phí gửi email cạnh tranh hơn nhiều – Chỉ 1$/10,000 email. Không so sánh với các server gửi email cá nhân mà các doanh nghiệp riêng cung cấp nhé. Vì hiệu quả gửi mail không đảm bảo, những server này không hề có điểm tín nhiệm với các nhà cung cấp email như Gmail, Hotmail,…Nên hiển nhiên là những email gửi từ các server doanh nghiệp/cá nhân sẽ đi thẳng vào hòm thư Spam.

#3. Tỷ lệ Inbox cao

Những email được gửi qua server Amazon sẽ được xác thực bởi Amazonses.com. Bạn có thể hiểu đơn giản là email của bạn có 1 bên thứ ba đảm bảo là Amazon. Vì vậy thư của bạn sẽ uy tín hơn rất nhiều so với các thư gửi thông thường khác. Điều này bạn có thể xác thực bằng việc gửi vào hộp thư của mình là thấy ngay.

#4. Không giới hạn số lượng email gửi trong ngày

Bạn gửi email marketing và bạn có trả phí. Vì vậy bạn sẽ gửi không giới hạn số lượng email trong ngày. Với AMazon SES, tối đa mỗi ngày bạn có thể gửi 1 triệu mail.

Bạn cần đăng ký tài khoản Amazon SES thành công ? Xem hướng dẫn tạo tài khoản Amazon SES tại đây.

5/5 - (4 bình chọn)

Comments

comments


Nguyễn Hà

"Không có phần mềm marketing tốt nhất, chỉ có phần mềm marketing phù hợp nhất" - Ha Nguyen