Remarketing là gì ? Khái niệm và các dạng tiếp thị lại phổ biến

Bạn truy cập vào website phanmemmarketing.vn để tìm hiểu về ứng dụng gửi email tự động Top Email. Khi đã tham khảo xong các thông tin cơ bản, bạn rời trang rồi tiếp tục nghiên cứu thêm đơn vị khác.

Ngày hôm sau, khi đang truy cập một trang tin tức, bạn bắt gặp quảng cáo phần mềm Top Marketing đã xem trước đó. Vì đang có nhu cầu tiếp thị email nên bạn đã quay lại để tìm hiểu kỹ hơn và quyết định dùng thử.

Ví dụ trên đây chính là Remarketing. Quảng cáo tiếp thị lại đã thu hút bạn trở thành khách hàng. Vậy remarketing là gì và có giá trị như thế nào đối với doanh nghiệp ? Cùng phanmemmarketing.vn tìm hiểu khái niệm cùng cách hoạt động của nó.

Mục lục nội dung


Remarketing là gì ?

Remarketing (Tiếp thị lại) – còn được gọi là Retargeting (Nhắm lại mục tiêu). Là một dạng marketing nhắm mục tiêu cụ thể đến những người đã tương tác với đơn vị bạn. Những khách này chỉ duyệt web và không chuyển đổi. Với tiếp thị lại, bạn có thể nhắm mục tiêu lại quảng cáo của mình cho các loại chuyển đổi khác nhau.

tiep-thi-lai-remarketing-la-gi

Chiến lược này hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng cookie hoặc pixels để theo dõi khách nào từng ghé thăm web của bạn. Từ đó, nhà tiếp thị sẽ gửi lại email hoặc chạy quảng cáo tiếp cận những đối tượng này. Trong nhiều trường hợp, Remarketing có tác động khuyến khích người dùng quay lại và hoàn thành chuyển đổi.

Chuyển đổi không phải lúc nào cũng có nghĩa là bán hàng. Vì mục đích của bạn lúc này chỉ nhằm thu hút lại sự quan tâm của khán giả. Các hành động khác có thể chuyển đổi như: Đăng ký danh sách email; Điền vào biểu mẫu cho một sự kiện; Dùng thử sản phẩm dịch vụ…v.v.

Lợi ích của Tiếp thị lại

Điều gì khiến tiếp thị lại là một chiến lược quảng cáo tốt ? Trong bất kỳ hình thức marketing nào, bạn đều muốn tiếp cận đối tượng phù hợp nhất có thể.

Với quảng cáo có trả tiền, bạn sử dụng từ khóa rồi nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học. Mục đích nhằm tiếp cận một nhóm người nhất định. Đối tượng càng quan tâm đến doanh nghiệp hoặc sản phẩm thì họ có khả năng chuyển đổi càng cao.

Đó là lý do tại sao remarketing rất có giá trị. Nó nhắm mục tiêu những người đã thể hiện sự quan tâm rõ ràng đến những gì bạn cung cấp và thúc đẩy họ hành động. Cũng bởi vậy mà tiếp thị lại thường có tỷ lệ thành công cao hơn nhiều so với các kênh quảng cáo trực tuyến khác.

5 dạng tiếp thị lại để tăng chuyển đổi

Như vậy, chúng ta đã nắm rõ khái niệm remarketing là gì. Tiếp theo, cùng khám phá những loại hình Tiếp thị lại được sử dụng hiệu quả hiện nay.

1. Search remarketing – Tiếp thị lại tìm kiếm là gì ?

Tiếp thị lại tìm kiếm hoạt động chủ yếu thông qua các công cụ tìm kiếm như Google. Nền tảng phổ biến nhất để chạy chiến dịch này là Google Ads. Nó cho phép bạn hiển thị quảng cáo tiếp thị lại ngay trên đầu kết quả tìm kiếm của Google.

loi-ich-google-adwords-remarketing-tiep-thi-lai

Để thực hiện, bạn sẽ thiết lập một danh sách tiếp thị lại để quảng cáo kèm theo kết quả tìm kiếm – được gọi tắt là RLSA. Khi có người ghé thăm, Google sẽ nhắm mục tiêu quảng cáo đã chọn của bạn đến người đó trong kết quả tìm kiếm.

2. Display remarketing – Tiếp thị lại hiển thị

Display remarketing là gì? Đây là phương pháp tiếp thị lại hiển thị – một chiến lược tương tự tiếp thị lại tìm kiếm. Cả hai đều theo dõi người dùng trong cùng một quy trình và có thể được khởi chạy thông qua Google Ads.

Sự khác biệt nằm ở nơi quảng cáo xuất hiện. Search remarketing sử dụng quảng cáo có trả tiền ở đầu kết quả tìm kiếm của Google. Còn Display remarketing xuất hiện ở lề của các trang web của bên thứ ba.

remarketing-quang-cao-hien-thi-hinh-anh

3. Tiếp thị lại trên mạng xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội là một chiến lược tiếp thị trực tuyến tuyệt vời. Đồng thời cũng là một nền tảng thân thiện với remarketing. Hầu hết các nền tảng xã hội đều cung cấp một số hình thức quảng cáo trả phí. Trong đó, phần lớn cũng cho phép quảng cáo tiếp thị lại.

Ví dụ, Facebook có một tính năng được gọi là Facebook Pixel. Bạn có thể cài đặt Facebook Pixel trên các trang nhất định trên website. Khi người dùng truy cập, Facebook sẽ nhắm mục tiêu quảng cáo đến họ trên nền tảng của nó.

Các mạng truyền thông xã hội khác cung cấp các biến thể trên cùng một tính năng, cho phép bạn tiếp cận người dùng ngay tại nơi họ muốn dành thời gian.

4. Video remarketing – Tiếp thị lại video

Tiếp thị lại không chỉ dành cho quảng cáo dựa trên văn bản. Bạn cũng có thể khai thác sức mạnh của tiếp thị lại video trên Youtube. Nó giúp tiếp cận những người dùng đã từng truy cập web trước đây. Tham khảo Lợi ích của video marketing.

Quảng cáo thường sẽ xuất hiện đầu video hoặc giữa video. Nghĩa là chúng sẽ phát trước hoặc trong các video khác mà mọi người chọn xem.

Vì Google sở hữu YouTube nên bạn có thể quản lý hoạt động tiếp thị lại bằng Google Ads. Ngoài việc nhắm mục tiêu những người đã truy cập trang, bạn có thể hướng quảng cáo video đến những khán giả đã tương tác với kênh YouTube trước đây.

Kiến thức liên quan: Hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu làm youtube marketing.

5. Email remarketing – Tiếp thị lại qua email

5-cach-toi-uu-noi-dung-email-cho-di-dong

Mặc dù mỗi chiến lược tiếp thị lại cho đến nay đều tập trung vào quảng cáo có trả tiền, nhưng chiến thuật cuối cùng trong tổng quan về remarketing của chúng tôi nhấn mạnh đến kênh Email.

Ở một mức độ nào đó, có thể nhận định Email marketing đã là một hình thức tiếp thị lại. Khách truy cập tự nguyện để lại địa chỉ email trên website. Tức là họ đồng ý nhận thông tin, chương trình tiếp thị từ đơn vị bạn.

Bạn có thể gửi bản tin hoặc giảm giá đặc biệt để thu hút mọi người mua hàng. Hoặc nếu họ từ bỏ giỏ hàng, bạn có thể gửi một email nhắc nhở hoàn tất việc mua hàng. Bằng cách đó, email đã trở thành một phương tiện tuyệt vời để tối đa hóa chuyển đổi.

6 lời khuyên để trở thành một bậc thầy Remarketing

Nếu bạn đã sẵn sàng bắt đầu tiếp thị lại cho doanh nghiệp, hãy cùng tham khảo 6 mẹo để tạo quảng cáo tiếp thị lại hiệu quả.

1. Xác định các trang có giá trị cao để chạy quảng cáo tiếp thị lại

Bước đầu tiên để trở thành bậc thầy remarketing thành công là xác định các trang có giá trị cao.

Các trang có giá trị cao là những nơi khán giả truy cập thường xuyên nhất trên website của bạn. Đây cũng là những trang mà khán giả có nhiều khả năng chuyển đổi nhất. Việc xác định những trang có giá trị cao giúp bạn có thể nhắm mục tiêu đối tượng truy cập.

Với Google Analytics, số liệu phân tích sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về từng trang riêng lẻ. Từ đó bạn có thể so sánh để xem trang nào hoạt động tốt nhất trong việc chuyển đổi.

2. Phân đoạn danh sách được tiếp thị lại

Khi bạn có danh sách các khách hàng tiềm năng chuẩn bị cho chiến dịch remarketing, hãy phân đoạn chúng để mang lại trải nghiệm tốt hơn. Việc này giúp tạo các nhóm người có cùng sở thích. Từ đó, bạn có thể tiếp thị đến từng đối tượng theo cách mà họ quan tâm nhất.

3. Đưa ra một đề nghị không thể cưỡng lại cho các chiến dịch Remarketing

Một trong những chiến lược tiếp thị lại tốt nhất cho doanh nghiệp là đưa ra đề nghị hấp dẫn cho đối tượng.

Nhiều người muốn mua sản phẩm nhưng cần thêm thời gian để cân nhắc. Hoặc họ đang xem xét lựa chọn này có chắc chắn phù hợp không. Để thúc đẩy chuyển đổi, bạn cần đưa ra một lời đề nghị không thể cưỡng lại được.

Nhiều công ty cung cấp phiếu giảm giá hoặc giao dịch độc quyền để thu hút khách hàng tiềm năng quay trở lại. Nếu bạn giảm giá 20% khi mua hàng hoặc cung cấp bản dùng thử miễn phí, bạn sẽ thu hút nhiều khách hàng đang muốn tận dụng ưu đãi này hơn.

Ưu đãi đặc biệt thường là cách tuyệt vời để có được khách hàng chuyển đổi.

4. Xác định lượng thời gian phù hợp để hiển thị quảng cáo

Thời gian là tất cả mọi thứ với remarketing. Bạn không muốn hiển thị quảng cáo quá thường xuyên, nhưng cũng không muốn chúng xuất hiện quá ít. Sự cân bằng phù hợp về tần suất hiển thị quảng cáo sẽ tối ưu cho chiến dịch.

Để tìm ra thời điểm thích hợp, bạn cần hiểu đối tượng của mình và cách họ xem quảng cáo. Đồng thời phải cân nhắc chu kỳ mua hàng và cách quảng cáo ảnh hưởng đến nó.

Ví dụ: Ai đó có chu kỳ mua hàng dài hơn sẽ cởi mở hơn để xem quảng cáo thường xuyên. Và sẽ mất nhiều thời gian hơn để họ chuyển đổi. Do đó, một sản phẩm nhất quán cùng lời nhắc thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp của bạn luôn mới mẻ trong tâm trí họ.

5. Thử nghiệm A/B cho các chiến dịch Remarketing

Quảng cáo đầu tiên bạn tạo không phải lúc nào cũng là tốt nhất. Do đó, tiến hành kiểm tra quảng cáo là điều cần thiết. Mục đích nhằm giúp bạn có thể đưa ra phiên bản tốt nhất cho chiến dịch remarketing.

Khi tiến hành thử nghiệm A / B, hãy kiểm tra từng phần tử tại một thời điểm. Bởi nếu thử nghiệm quá nhiều tính năng cùng một lúc, bạn sẽ không biết tính năng nào cải thiện hiệu suất quảng cáo của mình.

6. Ngừng hiển thị quảng cáo sau khi khách hàng tiềm năng chuyển đổi

Nhiều công ty mắc sai lầm khi hiển thị quảng cáo cho khách hàng đã chuyển đổi. Nó không chỉ gây lãng phí ngân sách mà còn có thể làm phiền khán giả. Hầu hết người dùng không muốn nhìn thấy quảng cáo cho các sản phẩm đã mua.

Để cung cấp cho khán giả nhận thức tích cực về doanh nghiệp, hãy ngừng chạy quảng cáo cho các khách hàng chuyển đổi. Hoặc bạn có thể chạy quảng cáo những sản phẩm miễn phí cho nhóm đối tượng này. Đây là chiến thuật tuyệt vời để giữ tương tác và kiếm thêm một số chuyển đổi.

Kết luận

Bài viết trên đây hi vọng đã giúp các nhà tiếp thị nắm rõ hơn về khái niệm remarketing là gì ? Cùng với những loại hình remarketing hiện nay đang được áp dụng phổ biến. Không chỉ quảng cáo trả tiền, Email marketing thực chất cũng là một hình thức tiếp thị lại. Và theo thống kê, cứ 1$ chi cho email marketing giúp thu về 42$. Không chỉ vậy, 68% khách hàng đã quyết định mua một sản phẩm khi nhận được email quảng cáo.

Lời khuyên: Nên sở hữu một công cụ gửi email hàng loạt trong chiến dịch remarketing của mình. Chúc bạn thành công!

1/5 - (1 bình chọn)

Comments

comments