Công nghệ AR, VR và 3D thay đổi mua sắm trực tuyến như thế nào ?

Thực tế tăng cường (AR), Thực tế ảo (VR) hiện nay đã thay đổi lớn tới cách sản phẩm được bán theo hình thức online. Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử đã tập trung sản xuất video nhiều hơn để thu hút khách hàng và cải thiện chuyển đổi. Trong bài viết này, hãy cùng phanmemmarketing.vn tìm hiểu xem 3D, AR, VR đã thay đổi mua sắm trực tuyến như thế nào.


Khái niệm 3D – AR – VR là gì ?

3D là gì ?

3D viết tắt của từ 3-Dimension (3 chiều). Đây là phương pháp tạo ra những hình ảnh sống động như thật với sự trợ giúp của các phần mềm đồ họa vi tính. Kỹ thuật này thường được các nhà thiết kế sử dụng phổ biến hiện nay với tên gọi “Đồ họa 3D”.

khai-niem-3d-la-gi

VR là gì ?

VR viết tắt của Virtual Reality (Thực tế Ảo). Đây là một công nghệ (thông qua các sản phẩm, công cụ có tích hợp) sẽ mang bạn đến một không gian khác. Tại đây, sẽ chỉ có mình bạn với toàn bộ những thành phần ảo hoá. Tất cả đều được tạo dựng từ các ứng dụng/thiết bị phần cứng. Chúng không hề có thật. Tuy nhiên, VR luôn đem lại cảm giác rất thật và có thể đánh lừa bộ não.

Ví dụ một dự án xây chung cư. Căn hộ chưa hoàn tất nhưng khách muốn xem và trải nghiệm thử. Chủ đầu tư có thể sử dụng cộng nghệ VR để thỏa mãn mong muốn này của người mua.

vr-thuc-te-ao-la-gi

AR là gì ?

AR viết tắt của Augmented Reality (Thực tế Tăng cường). Đây cũng là một công nghệ cho phép lồng ghép thông tin ảo vào thế giới thực (và ngược lại). Nó giúp người sử dụng tương tác với những nội dung số trong thực tế. (Chẳng hạn như chạm vào, phủ vật thể lên trên,…v.v)

Ví dụ về một hãng xe mới ra mắt sản phẩm. Dựa vào công nghệ AR, họ chỉ cần hoàn thành một nguyên mẫu đơn giản. Sau đó để khách hàng tự chọn màu sắc, tem, vị trí logo,… rồi mới thống nhất ý kiến, sản xuất đại trà.

ar-thuc-te-tang-cuong-la-gi

Thực tế tăng cường AR là xu hướng cho nhà bán lẻ hiện nay

Đại dịch bùng nổ khiến AR trở thành xu hướng. Hầu hết người tiêu dùng hiện nay đều mua sắm trực tuyến. Nhu cầu xem sản phẩm một cách trực quan, thực tế hoặc muốn tương tác, nhìn thấy sản phẩm từ các góc độ khác nhau ngày càng nhiều. Đây là tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ thị trường thực tế tăng cường phát triển. Công nghệ này hiện giữ vị trí quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử. Nó góp phần thu hút khách hàng mới và thúc đẩy chuyển đổi.

Theo Khảo sát AR năm 2019 của Google, 66% người dùng thích áp dụng công nghệ thực tế tăng cường trợ giúp trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Còn theo báo cáo của Snap Inc., hơn 100 triệu người tiêu dùng đã mua sắm online và trực tiếp tại cửa hàng nhờ AR.

Việc thêm video cho sản phẩm giúp nâng tỷ lệ chuyển đổi lên 60% so với chỉ có hình ảnh. Những trang thương mại điện tử bao gồm nội dung 3D nhận thấy mức tăng chuyển đổi trung bình là 94%.

Phân biệt sự khác nhau giữa 3D, thực tế tăng cường AR và thực tế ảo VR

Hiểu đơn giản, công nghệ AR đặt các đối tượng ảo trong môi trường thực. Còn VR tạo ra một môi trường ảo thay thế cho thế giới thực. Cuối cùng, hình ảnh 3D là sự thể hiện chân thực của các đối tượng trong thế giới thực. Đây cũng là nền tảng cơ sở của công nghệ AR và VR.

phan-biet-su-khac-nhau-giua-3d-ar-vr

Tại sao doanh nghiệp thương mại điện tử nên sử dụng AR, VR và 3D?

1. Tăng niềm tin của khách hàng và giảm tỷ lệ trả lại sản phẩm

Theo một nghiên cứu , 27% người tiêu dùng trả lại hàng hóa vì chúng không như mô tả. Bằng cách cho phép khách hàng trải nghiệm thử trước khi mua, bạn sẽ cung cấp cho họ nhiều thông tin hơn để quyết định. Việc này giúp giảm tỷ lệ trả lại sản phẩm.

AR cho phép khách hàng xem trước thứ gì đó trông như thế nào trong không gian của họ hoặc khiến họ cảm thấy như thể đang thực sự đứng trước sản phẩm đó trong cửa hàng.”

Việc đầu tư vào sản phẩm mô hình 3D (bước đầu tiên để tạo AR và VR) có thể mang lại lợi nhuận lớn. Không giống như hình ảnh thường, mô hình 3D lưu trữ thông tin về cấu trúc cùng chất liệu tạo ra sản phẩm. Đồng thời, nó còn trả lời cho nhiều thắc mắc của khách hàng chưa được giải đáp khi họ chỉ được xem hình ảnh thường. Chẳng hạn như sản phẩm trông như thế nào ở các góc độ khác nhau. Yếu tố này giúp họ tự tin hơn trước khi mua hàng.

2. AR, VR, 3D làm cho trải nghiệm khách hàng hấp dẫn hơn

AR mang đến cho những khách hàng yêu thích mua sắm trực tuyến cơ hội xem và tương tác với sản phẩm giống như việc họ đang có mặt tại cửa hàng thực. Đây có thể là một phần lý do tại sao các chuyên gia AR dự đoán rằng giai đoạn tiếp theo của Thực tế tăng cường như một cuộc cách mạng. Chẳng hạn như sự xuất hiện cửa hàng kỹ thuật số hoặc tủ quần áo ảo.

Khi khả năng của VR được cải thiện, người bán có thể sử dụng công nghệ này để tương tác với khách hàng theo những cách khác nhau.

3. Tăng thời gian mua sắm và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn

Hiện tại, video được cho rất quan trọng trong thương mại điện tử. Các video hướng dẫn giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Từ đó làm tăng thời gian trên trang và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

“Theo nghiên cứu năm 2020 của Vertebrae – chuyên gia về AR và thương mại điện tử 3D: Những khách hàng tương tác qua AR có tỷ lệ chuyển đổi tăng 90% so với những khách hàng không sử dụng AR”.

Hai năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm và đầu tư hơn cho công nghệ này. Ví dụ: Trên một số trang sản phẩm của Shopify, các mô hình 3D trong thực tế tăng cường đã tăng tỷ lệ chuyển đổi lên tới 250%.

4. Cung cấp tùy chọn linh hoạt cho khách hàng

Hãy đứng trên vị trí của một khách hàng để biết họ cần gì. Khách hàng muốn khám phá các sản phẩm có màu sắc, kiểu dáng và hoa văn khác nhau. Điều này dễ dàng thực hiện hơn nhờ công nghệ AR. Tất cả những gì bạn cần là một mô hình 3D.

Vì lý do này mà việc tạo mô hình 3D có thể mang lại ROI tốt hơn hình ảnh thường. Ngoài ra, chi phí chụp ảnh truyền thống không hề rẻ, thậm chí còn phát sinh thêm nhiều khoản phí phụ.

Với những doanh nghiệp có nền tảng, việc đầu tư mô hình 3D thực sự đem lại hiệu quả cao.

5. Phát triển sản phẩm mới một cách nhanh chóng

Công nghệ 3D thậm chí có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới.

Doanh nghiệp tạo mô hình 3D nguyên mẫu đơn giản của sản phẩm. Sau đó, dựa vào công nghệ AR, VR, 3D để có thể lắp ráp và thêm các thành phần cấu tạo, màu sắc,… của sản phẩm. Ví dụ: Logo, màu sắc, chất liệu,…v.v. Thay vì rập khuôn trình tự như trước, công nghệ này sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp nhanh hơn. Ngoài ra, còn tạo dựng môi trường tốt hơn để đánh giá sản phẩm ngay cả khi chúng chưa được sản xuất.

Như vậy, quá trình phát triển sản phẩm được đẩy nhanh hơn khi thao tác với mô hình 3D. Điều này cho phép các công ty sản xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng. Đồng thời bắt kịp xu hướng thị trường.

Tương lai của mua sắm online gắn liền tính trực quan

Các thương hiệu muốn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và tăng thêm doanh thu, thì nên bắt tay ngay vào việc tìm hiểu thực tế tăng cường. Công nghệ này mang đến cho họ cơ hội dùng thử sản phẩm trước khi mua. Điện thoại thông minh hiện là bước đệm cho những trải nghiệm sống động. AR, VR và 3D đã thể hiện nhiều lợi ích hữu hình cho các chuyên gia thương mại điện tử sẵn sàng thực hiện bước nhảy vọt.

“AR / VR là gì ngày nay không phải là mục tiêu cuối cùng. Nhưng đồng thời, tất cả những trải nghiệm của ngày mai sẽ dựa vào một thứ – mô hình 3D.”

Kiến thức hữu ích:

Rate this post

Comments

comments