Trong email marketing, có thể bạn đã thường nghe đến các khái niệm: Email bounce, email spam. Đây đều là những thuật ngữ phổ biến thường gặp trong các chiến dịch quảng cáo qua email. Vậy Email bounce là gì ? Nó có ảnh hưởng đến hiệu quả gửi email marketing hàng loạt không ? Hard Bounce là gì ? Soft Bounce là gì ? …v.v. Bài viết hôm nay, Top Marketing sẽ giúp bạn phân biệt Hard Bounce và Soft Bounce. Kiến thức này rất quan trọng. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm tỷ lệ inbox.
Click để xem nhanh nội dung bạn quan tâm
- Email Bounce là gì
- Phân biệt Hard Bounce và Soft Bounce
- Cách khắc phục Email Bounce
- Bài học rút ra chính
Email Bounce là gì?
Email Bounce hiểu đơn giản là những email đã được máy chủ chuyển đi nhưng vì một số lý do nên không chuyển đến được người nhận và bị trả lại.
Tỷ lệ Bounce cho biết danh sách gửi thư của bạn tốt hay kém như thế nào. Nó có tác động đáng kể đến danh tiếng của người gửi. Và là một trong những số liệu quan trọng nhất mà bạn cần phải theo dõi trong email marketing.
Email Bounce được chia làm 2 dạng:
- Hard Bounce
- Soft Bounce
Phân biệt Hard Bounce và Soft Bounce

Soft Bounce là gì?
Soft Bounce là email đã được chuyển đi nhưng chưa gửi đến người nhận vì một số lý do tạm thời. Những nguyên nhân này có thể bao gồm:
- Do email quá lớn, nội dung quá nặng
- Hộp thư đến của người nhận bị đầy
- Máy chủ email quá tải, không hoạt động.
Trong các trường hợp trên, những nhà cung cấp dịch vụ email sẽ cố gắng gửi lại email đến người nhận nhiều lần.
Soft Bounce không gây ảnh hưởng nghiêm trọng như Hard Bounce.
Hard Bounce trong Email Marketing là gì?
Hard Bounce là email được chuyển đi nhưng bị trả lại và không được gửi lại đến người nhận nữa. Những nguyên nhân hầu hết đều do địa chỉ email của người nhận không hợp lệ hoặc không còn được sử dụng:
- Tên miền – Domain email không tồn tại.
- Máy chủ phía người nhận không chấp nhận email gửi tới.
- Địa chỉ email nhận bị nhập sai.
Lưu ý quan trọng: Hard Bounce cao có thể làm hỏng uy tín, danh tiếng của người gửi, thậm chí dần dần sẽ làm giảm tỷ lệ inbox của chiến dịch email marketing.
Sau khi đã phân biệt Hard Bounce và Soft Bounce, chúng ta sẽ làm rõ hơn lý do dẫn đến hard bounce.
Phân tích chi tiết những nguyên nhân dẫn đến Hard Bounce:
#1 – Với tư cách là người gửi, bạn sử dụng các dịch vụ email miễn phí như Gmail, Yahoo hoặc AOL. Nhưng nhiều nhà cung cấp dịch vụ email đã thay đổi chính sách DMARC của họ. Mục đích nhằm ngăn chặn những email lừa đảo. Theo chính sách này, email của bạn sẽ không vượt qua xác thực và sẽ bị trả lại. Vì vậy, bạn nên sử dụng email với miền doanh nghiệp. (Ví dụ: name@yourbusinessdomain.com).
#2 – Data email đã lỗi thời. Người đăng ký có thể đã thay đổi email, quên bạn hoặc không còn quan tâm đến nội dung của bạn. Trong trường hợp này, bạn nên xóa những người dùng không hoạt động trong nhiều tháng. Ngoài ra, nên cho phép người nhận hủy đăng ký hoặc cập nhật thông tin cá nhân của họ để các liên hệ của bạn luôn hoạt động tốt.
Xem thêm:
Hướng dẫn làm sạch danh sách email.
11 phương pháp cải thiện cách gửi email marketing.
Cách khắc phục Email Bounce

Với email Hard Bounce, không có bất kỳ cách nào có thể khắc phục được yếu tố này. Tuy nhiên, bạn có thể xây dựng và duy trì danh sách email một cách cẩn thận và chủ động ngăn email bị trả lại. Tìm hiểu thêm Bẫy spam traps bộ lọc thư rác.
Nên duy trì tỷ lệ bounce hợp lý là bao nhiêu?
Tỷ lệ Bounce có liên quan trực tiếp đến chất lượng danh sách liên hệ. Mức hợp lý cần duy trì Bounce tối đa dưới 1%. Mức này cho thấy danh sách của bạn gồm những người đăng ký thực và đang hoạt động.
Trong khi đó, Tỷ lệ Bounce cao khi vượt mức trên 3%. Nếu các chiến dịch của bạn luôn tạo ra tỷ lệ thoát cao, điều quan trọng cần thực hiện hành động để giảm tỷ lệ đó. Và giải pháp khắc phục duy nhất chính là “Vệ sinh lại danh sách email “.
Bài học rút ra chính
Bài viết đã trình bày rõ các kiến thức về hard bounce và soft bounce trong email marketing. Như vậy, bạn cũng nắm rõ được tầm quan trọng của danh sách email. Đây là yếu tố cần phải luôn được làm mới. Bởi nó sẽ quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của chiến lược email marketing.
Tỷ lệ email bounce cao có tác động tiêu cực đáng kể đến cả danh tiếng của người gửi và tỷ lệ gửi email. Bạn nên cố gắng giữ tỷ lệ Bounce ở mức càng thấp càng tốt. Nên sử dụng những công cụ kiểm tra email tồn tại hoặc phần mềm lọc email sống chết để phân loại data kém chất lượng. Tại Việt Nam hiện nay, được sử dụng phổ biến và đánh giá cao có phần mềm kiểm tra tồn tại Top Verify.
Bên cạnh đó, nên sử dụng các dịch vụ gửi email báo cáo chất lượng chiến dịch chi tiết. Ví dụ : Phần mềm Top Email giúp bạn theo dõi trạng thái của danh sách trong suốt các chiến dịch. Với những chiến dịch trả về tỷ lệ Bounce cao trên 5%, Top Marketing sẽ gửi lại người dùng thống kê chi tiết danh sách các địa chỉ email chất lượng kém để người gửi kịp thời làm mới lại data. Tránh làm tổn hại uy tín gửi.
Chúc bạn thành công !
- 15 Thống kê Thương mại điện tử giúp định hướng chiến lược tiếp thị năm 2022 - Tháng Ba 4, 2022
- Cách tạo bản đồ hành trình của khách hàng trong 6 bước - Tháng Hai 19, 2022
- 8 xu hướng tiếp thị video marketing hấp dẫn cho năm 2022 - Tháng Một 18, 2022
- AR, VR và 3D thay đổi mua sắm trực tuyến như thế nào? - Tháng Mười Hai 8, 2021
- Phân biệt sự khác nhau giữa SMTP và API trong email marketing - Tháng Mười 1, 2021
- Email Server là gì ? Những điều cần biết về Mail Server - Tháng Chín 14, 2021
- Remarketing là gì ? Khái niệm và các dạng tiếp thị lại phổ biến - Tháng Bảy 5, 2021
- Độ dài bài viết blog lý tưởng là bao nhiêu ? - Tháng Năm 17, 2021
- Làm thế nào để ngăn chặn khách hàng rời bỏ ? - Tháng Tư 15, 2021
- Điểm khác biệt giữa các loại kênh tiếp thị trên di động với máy tính bàn - Tháng Tư 3, 2021