Từ năm 2019, đại dịch Covid-19 đã có những tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Tại Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp phải đối diện với khó khăn kinh doanh, phải tìm cách khắc phục tình trạng sản xuất đình trệ. Một trong những công cụ được các đơn vị sử dụng như là vũ khí hiệu quả hiện nay là tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing).
Tiếp thị kỹ thuật số đang gặp những cơ hội và thách thức nào tại Việt Nam ? Cùng Top Marketing tìm hiểu rõ hơn trong bài viết hôm nay.
Bối cảnh tiếp thị: Cơ hội
1. Internet được truy cập phổ biến và dễ dàng
Digital Marketing là một thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động marketing sử dụng công cụ kỹ thuật số để tiếp cận, quảng cáo và tiếp thị sản phẩm tới khách hàng.
Các nền tảng Digital phổ biến hiện nay gồm: Website (nền tảng cốt lõi); Social media; Digital Ads (Facebook Ads và Google Ads); Search Engine (SEM và SEO); Email Marketing; Mobile & game, App.

Tiếp thị kỹ thuật số nhấn mạnh đến 3 yếu tố:
- Sử dụng các phương tiện kỹ thuật số.
- Tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số, Internet.
- Tương tác với khách hàng.
Truy cập Internet được phổ sóng rộng rãi trên toàn quốc, ngay cả khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa. Việt Nam hiện đang có tỷ lệ sử dụng Internet cao thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore và Thái Lan.
Dân số hơn 96 triệu người và độ tuổi trung bình là 30. Một đất nước trẻ, có kỹ năng số và tư duy cởi mở là điều kiện thuận lợi để phát triển môi trường Digital Marketing.
2. Sự bùng nổ ngành bán lẻ
Đô thị hóa nhanh chóng và mức sống cao hơn dẫn đến lối sinh hoạt bận rộn hơn nhiều ở Việt Nam. Điều này thúc đẩy sự khao khát ngày càng tăng đối với lĩnh vực bán lẻ. Các cửa hàng tiện lợi và ngành thương mại điện tử ngày càng phát triển.
Theo thống kê của Euromonitor, tổng doanh thu bán lẻ sẽ tăng khoảng 58,5 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.
3. Thời gian trực tuyến tăng
Mạng xã hội ở Việt Nam tiếp tục chứng tỏ một động lực thúc đẩy thị trường thanh thiếu niên. Nó đã dẫn đến mối quan tâm ngày càng tăng đối với thời trang và thể hiện bản thân. Đồng thời tạo ra vô số cơ hội để tiếp thị các sản phẩm mới.
Theo thống kê Internet 2020, Việt Nam có khoảng hơn 68,17 triệu người dùng mạng xã hội. Vào thời điểm dịch bệnh kéo dài, tần suất hoạt động trên mạng xã hội càng tăng mạnh.
Những thách thức của tiếp thị kỹ thuật số tại Việt Nam
Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong 2 năm qua, ảnh hưởng của dịch bệnh đến hoạt động của các doanh nghiệp là rõ nét và có tác động đến tất cả các ngành. Theo một cuộc khảo sát ý kiến với hơn 500 doanh nghiệp, những khó khăn lớn nhất mà các đơn vị phải đối mặt hiện nay:
- Sụt giảm nguồn thu để bù đắp cho các chi phí khác (60,2% doanh nghiệp)
- Hoạt động sản xuất kinh doanh vận hành dưới mức bình thường (51,8%)
- Khó khăn do không có nguồn thu (43,4%)
- Khó khăn do không thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh (39,4%)
- Vấn đề về thiếu hụt vốn (36,7%)…

Ngoài ra, các công ty Digital Marketing gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài năng. Nhiều đơn vị tự làm tiếp thị vẫn chưa định hình được chiến dịch hoặc lập kế hoạch kém. Hầu hết các thông điệp quảng cáo thì nhầm lẫn hoặc không hiệu quả….v.v.
Tác động của dịch Covid-19 đến người tiêu dùng
Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài và các chính sách giãn cách nghiêm ngặt của nhà nước đã khiến người dân có xu hướng hình thành thói quen tiêu dùng mới:
- Một là, tăng cường trữ hàng và hạn chế các hoạt động giải trí. Người tiêu dùng Việt có xu hướng tích trữ 3 nhóm hàng : Các sản phẩm vệ sinh cá nhân, diệt khuẩn; Đồ hộp, mì gói, thực phẩm đông lạnh; Thuốc cảm cúm.
- Hai là, thay đổi hành vi mua sắm. Mua sắm trực tuyến bùng nổ mạnh bởi quy định giãn cách xã hội, tránh tiếp xúc đám đông. Theo nghiên cứu của Nielsen, hơn 50% người Việt đã giảm tần suất mua hàng trực tiếp; 82% giảm tần suất ăn uống bên ngoài…
Để đối mặt với những khó khăn, giải pháp marketing được các doanh nghiệp áp dụng mạnh mẽ trong thời gian gần đây là chuyển đổi từ marketing offline sang Marketing online. Trong đó, Digital Marketing được tiếp cận dưới góc độ truyền thông số.
Nhiều công ty hiện nay đã xúc tiến thay đổi chiến lược tiếp thị để phù hợp hơn với thị trường mới, phức tạp này.
Tạm kết
Đại dịch Covid–19 đã và đang tiếp tục diễn biến phức tạp đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt. Thói quen tiêu dùng, hành vi mua sắm của khách hàng thay đổi theo hướng trực tuyến để hạn chế tiếp xúc cộng đồng. Điều này thúc đẩy sự phát triển của Marketing online, đặc biệt là Digital Marketing.
Nghiên cứu những nội dung trong bài viết có thể là gợi ý, đề xuất để các doanh nghiệp vận hành tốt hơn hoạt động truyền thông online của mình.
Tham khảo thêm:
- Những công cụ marketing online được dùng phổ biến trong thời kỳ dịch Covid
- Những việc nên làm khi quảng cáo mùa dịch
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm TOP CRM - Tháng Năm 27, 2024
- Chính sách mới của Google về việc gửi email hàng loạt tới tài khoản Gmail - Tháng Hai 15, 2024
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Top Zalo Support - Tháng Ba 17, 2023
- Cách tối ưu Zalo cùng Top Zalo Support - Tháng Ba 14, 2023
- Hướng dẫn thiết kế hình ảnh trong email marketing - Tháng Mười Hai 21, 2022
- SMTP Server là gì và nó có phải là một Mail Server ? - Tháng Mười Hai 19, 2022
- Quy tắc cho content marketing - Tháng Mười Hai 14, 2022
- Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo - Tháng Mười Một 14, 2022
- Cập nhật các xu hướng SEO mới nhất lên Top Google - Tháng Mười 31, 2022
- Facebook Video Marketing: 5 Mẹo tạo nội dung video hấp dẫn - Tháng Mười 14, 2022