Kinh nghiệm để Email marketing không bị đánh giá spam email

Có thể bạn chưa biết, 86% người tiêu dùng muốn nhận email quảng cáo từ các thương hiệu mà họ yêu thích. Trong đó, 15% muốn nhận chúng mỗi tuần. Email Marketing thực sự hiệu quả trong kinh doanh. Tuy nhiên, khá nhiều doanh nghiệp đang mất dần một lượng đăng ký hàng tháng. Phải chăng, chiến dịch họ đang thực hiện đã làm phiền người nhận? Làm thế nào để email marketing không bị đánh giá spam? Nên gửi bao nhiêu email mỗi ngày để không bị báo cáo spam?

Trong bài đăng này, Top Marketing sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm tiếp thị email để không bị khiếu nại thư rác. Hãy cùng theo dõi nhé.

kinh-nghiem-email-marketing-khong-bi-danh-gia-spam

Những điều bạn cần biết khi chiến dịch email marketing nhận tỷ lệ khiếu nại cao

Bị các ISP liệt vào danh sách đen

Chiến dịch có tỷ lệ khiếu nại đáng kể sẽ khiến bạn gặp nguy cơ bị “treo cờ đỏ” với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Nó khiến danh tiếng gửi của bạn bị giảm mạnh. Những email bạn gửi đi khả năng cao sẽ bị nhà cung cấp hộp thư phía người nhận chặn bên ngoài. Họ sẽ không cho phép thư của bạn vào trong Inbox nữa.

Giảm tỷ lệ inbox của chiến dịch

Dù chỉ có một số email bị đánh giá spam nhưng chúng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ chiến dịch. Thậm chí, tất cả đều bị chuyển vào hộp thư rác của người nhận.

Bị từ chối bởi các nhà cung cấp dịch vụ email

Khi bạn đã có lịch sử gửi xấu, các nhà cung cấp hộp thư miễn phí (Gmail, Outlook, Hotmail…) và trả phí (Amazon SES, Mailchimp, GetResponse….) đều sẽ từ chối hỗ trợ dịch vụ cho bạn. Ngay cả việc bạn đã thay đổi địa chỉ IP, sử dụng một tài khoản email cùng các thông tin hoàn toàn mới để đăng ký, họ vẫn sẽ phát hiện ra và chặn bạn.

Mọi email giao dịch tới đối tác đều sẽ bị chuyển vào thư rác hoặc bị block

Ngay cả những liên hệ bạn từng trao đổi email cũng có khả năng sẽ không nhận được thư của bạn nữa. Bởi khi danh tiếng gửi đã bị hạ uy tín, các nhà cung cấp hộp thư sẽ chặn bạn. Điều này nhằm bảo vệ sự an toàn cho tài khoản email phía người nhận.

4 yếu tố chính quyết định khả năng email bị đánh giá spam và cách khắc phục

1. Cơ sở người dùng

Cơ sở người dùng đề cập đến toàn bộ danh sách khách hàng của bạn. Duy trì data gồm những người đăng ký nhận tin là yếu tố hàng đầu để email bạn gửi không bị đánh giá spam.

KHÔNG NÊN

  • Không mua danh sách email.
  • Không gửi email cho những tài khoản đã bị trả lại nhiều lần (địa chỉ email không hợp lệ, đã đóng hoặc không tồn tại).
  • Giữ lại những đối tượng đã hủy đăng ký và tiếp tục các chiến dịch email marketing tới họ.

NÊN LÀM

Lời khuyên là hãy xây dựng cơ sở dữ liệu dựa trên tùy chọn Opt In. Đảm bảo chủ email vẫn sử dụng để tăng hiệu quả của chiến dịch email. Nếu bạn vừa thu thập được một lượng khách hàng đăng ký mới, có thể dùng phần mềm lọc email chết để loại bỏ những liên hệ “ảo”.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng tiếc khi loại bỏ những người đã từ chối nhận thông tin. Hãy tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng để giữ hình ảnh đẹp về thương hiệu.

2. Cung cấp nội dung email giá trị để không bị đánh giá spam

Làm cho người dùng bị thu hút và mang lại trải nghiệm tốt sẽ dẫn đến tỷ lệ mở nhiều hơn, nhiều chuyển đổi hơn. Qua đó, khả năng thành công của chiến dịch sẽ cao.

Tất nhiên, xây dựng nội dung thực sự hấp dẫn khách hàng không đơn giản. Vậy chúng ta cần làm gì?

KHÔNG NÊN

Lạm dụng các từ kích hoạt thư rác hoặc mang tính lừa đảo

Bộ lọc thư rác được xây dựng để xác định một số từ và cụm từ lừa đảo (được dùng nhiều trong các email độc hại). Hãy chắc chắn rằng bạn không sử dụng chúng với tần suất dày đặc. Ví dụ:

  • Miễn phí, HOT, Siêu hấp dẫn
  • Các cụm từ so sánh quá mức như: Tốt nhất, rẻ nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất…v.v.
  • VIẾT HOA TẤT CẢ CÁC KÝ TỰ
  • Việc thêm nhiều dấu chấm than, ký hiệu tiền tệ, hoặc các ký tự đặc biệt khác …v.v cũng sẽ gây bất lợi. Chúng mang nặng tính quảng cáo và không được đón nhận bởi hầu hết người nhận.

Sử dụng nhiều hình ảnh với kích cỡ lớn

Hình ảnh là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến thư của bạn vào bộ lọc Spam. Vì vậy, hãy hạn chế chèn nhiều ảnh, duy trì tỷ lệ văn bản/ảnh là 80/20. Ngoài ra, kích cỡ ảnh bạn nên đặ tối đa 600px theo chiều ngang.

NÊN LÀM

Cá nhân hóa

Đây là chìa khóa để thu hút người nhận. Gửi cho khách hàng các email được cá nhân hóa dựa trên các đặc điểm và hoạt động của họ trong một khoảng thời gian thích hợp có thể giúp tạo ra trải nghiệm tuyệt vời.

Tối ưu hóa Email trên điện thoại

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Ngày nay, đa số mọi người đọc email trên điện thoại di động của họ. Vì vậy, việc tối ưu hóa email để dễ đọc trên thiết bị di động là cần thiết. Đừng tự thu hẹp khoảng cách tiếp cận với khách hàng.

Sử dụng văn bản thay thế cho hình ảnh

Một số trình duyệt không hiển thị hình ảnh trừ khi người dùng thiết lập cài đặt cho phép. Để tránh những trường hợp này, hãy thêm văn bản thay thế thẻ alt cho hình ảnh email marketing.

3. Xây dựng mối quan hệ với người nhận để tránh bộ lọc thư spam

Là một nhà tiếp thị, mục tiêu dài hạn là luôn xây dựng một thương hiệu lâu dài trong tâm trí khách hàng bằng cách từng bước hướng tới nó. Chính những nỗ lực nhỏ sẽ giúp bạn thu hút được khách hàng về lâu dài.

Công nghệ ngày nay cho phép bạn không chỉ giao tiếp mà còn thường xuyên trò chuyện với khách hàng. Trong mọi chiến dịch tiếp thị, việc duy trì một mối quan hệ bền vững không dễ dàng, nhưng nó là bắt buộc.

tao-moi-quan-he-voi-nguoi-lien-he-de-tranh-bo-loc-thu-Spam

KHÔNG NÊN

Bỏ qua tùy chọn hủy đăng ký. Nếu cố gắng che giấu tính năng này, người nhận khi không tìm ra cách ngừng nhận tin, họ sẽ đánh giá spam email của bạn.

NÊN LÀM

Khuyến khích khách hàng đánh dấu email quan trọng

Bạn có thể yêu cầu khách hàng thêm liên lạc của bạn vào danh bạ hoặc gắn nhãn thư quan trọng. Điều này giúp họ không bỏ lỡ những thông tin bạn gửi.

Trải nghiệm khác sau Hủy đăng ký

Bạn không thể làm gì nhiều nếu người nhận muốn hủy đăng ký, ngoài trừ việc chủ động tìm hiểu những điều phù hợp mới đang hấp dẫn đối tượng.

Dưới đây là thống kê một số nguyên nhân khiến người dùng không nhận email nữa:

  • Tôi nhận quá nhiều emails (26%)
  • Email không liên quan đến tôi (21%)
  • Những email này luôn cố bán cho tôi thứ gì đó (19%)
  • Nội dung email thì luôn nhàm chán, lập lại và không thú vị (17%)
  • Tôi không có thời gian đọc email (16%)
  • Các email toàn tập trung vào thứ bạn muốn, không đủ về những thứ mà tôi muốn (11%)
  • Nội dung nhìn lộn xộn và thiếu chuyên nghiệp (10%)
  • Các email cung cấp cho tôi không đủ thông tin để quyết định mua hàng (10%)
  • Mẫu email không hiển thị tương thích trên điện thoại (7%).

Bạn có thể đặt các câu hỏi liên quan tới trải nghiệm người dùng. Và biết đâu, họ sẽ thay đổi suy nghĩ rồi đăng ký lại.

4. Tần suất gửi email

Thông thường nếu chúng ta gửi trực tiếp từ hòm thư cá nhân chỉ nên duy trì trong khoảng 50 – 100 email/ngày. Nhiều hơn sẽ bắt đầu thu hút sự chu ý của bộ lọc spam.

Nên duy trì một mô hình nhất quán trong “khối lượng gửi”. Các nhà cung cấp hộp thư có xu hướng lọc thư khi họ quan sát thấy số lượng thư tăng đột biến. Nếu bạn đang sử dụng địa chỉ IP / miền mới, hãy đảm bảo có sự điều chỉnh bằng cách bắt đầu từ khối lượng nhỏ rồi mới dần tăng quy mô.

Ngoài ra, bạn cần giới hạn tần suất gửi để ngăn người dùng hủy đăng ký. Để khách hàng chủ động chọn tần suất cũng là một phương pháp được khuyến nghị.

Nếu bạn có data khách hàng lớn, nên tìm một dịch vụ hoặc phần mềm email marketing. Bởi những công cụ này có tính năng chuyên gửi hàng loạt và giữ an toàn cho địa chỉ email của bạn không bị đánh giá spam.

Bạn có nhiều kinh nghiệm gửi email marketing hữu ích hơn? Hãy để lại bình luận chia sẻ với Top nhé.

4.5/5 - (8 bình chọn)

About Hiếu Nguyễn

"Tôi không có ý tưởng giúp bạn trở nên giàu có, nhưng tôi có công cụ giúp bạn thành công" Chuyên viên tư vấn SMS & Email Marketing Mobile: 01649611954 | 0932857228 Skype: nguyenkhahieu|Email: hieunguyen@phanmemmarketing.vn

Comments

comments


Hiếu Nguyễn

"Tôi không có ý tưởng giúp bạn trở nên giàu có, nhưng tôi có công cụ giúp bạn thành công" Chuyên viên tư vấn SMS & Email Marketing Mobile: 01649611954 | 0932857228 Skype: nguyenkhahieu|Email: hieunguyen@phanmemmarketing.vn