Thương hiệu có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Thậm chí còn là một trong những tiêu chí hàng đầu để khách hàng cân nhắc, quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. Nhiều đơn vị kinh doanh hiện nay đã quan tâm hơn đến việc xây dựng nhận diện của mình. Nguyên nhân bởi thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thêm vào đó, người tiêu dùng yêu cầu cũng ngày càng khắt khe. Họ sẵn sàng chi trả cho một thương hiệu uy tín hơn là một đơn vị vô danh cung cấp sản phẩm giá rẻ. Bởi vậy, xây dựng thương hiệu là công việc bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên thêm vào chiến lược tiếp thị hiện đại.
Brand marketing – Tiếp thị thương hiệu theo lý thuyết là một chiến thuật để tạo ra một thương hiệu mạnh. Trong bài đăng này, hãy cùng Top Marketing tìm hiểu khái niệm, tầm quan trọng và quy trình triển khai Brand Marketing.
Brand Marketing là gì?
Brand (thương hiệu) là gì?
Ngày nay, các công ty phải cạnh tranh trong một thị trường quá bão hòa. Với sự phát triển của quảng cáo cùng các phương tiện truyền thông xã hội, thuật ngữ “Thương Hiệu” trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.

Thương hiệu là cách một công ty phân biệt mình với các đơn vị khác. Một thương hiệu có thể được coi là tính cách của công ty. Nó được truyền đạt thông qua dấu hiệu nhận biết, biểu tượng (logo), tên, khẩu hiệu (slogan), giọng nói và giọng điệu.
Thương hiệu phản ánh bản sắc của một công ty
Coca-Cola là một ví dụ hoàn hảo về điều này. Họ đã xây dựng thành công một thương hiệu gắn liền với hạnh phúc và niềm vui. Màu đỏ tươi được sử dụng làm màu thương hiệu chính. Tất cả quảng cáo của họ đều xoay quanh những người hạnh phúc, những khoảng thời gian vui vẻ hoặc chia sẻ những khoảnh khắc đặc biệt.
Có ba loại thương hiệu chính, bao gồm:
- Thương hiệu công ty / tập đoàn
- Thương hiệu sản phẩm
- Thương hiệu cá nhân, áp dụng cho các cá nhân.
Brand Marketing – Tiếp thị thương hiệu là gì?
Brand Marketing là xu hướng chủ yếu của tiếp thị hiện đại. Trước đây marketing chỉ chú ý đến sản phẩm, với chiến lược xoay quanh khái niệm vòng đời sản phẩm. Nhưng hiện nay khái niệm này đã thay đổi khá nhiều.
Khách hàng được tiếp xúc với vô số các sản phẩm, dịch vụ của các công ty khác nhau. Họ có rất nhiều sự lựa chọn. Trong nhiều trường hợp, cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong hành vi của khách hàng. Và đây chính xác là những gì tiếp thị thương hiệu nhắm tới.
Tiếp thị thương hiệu là quá trình thiết lập và phát triển mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Thay vì làm nổi bật một sản phẩm hoặc dịch vụ riêng lẻ, Brand Marketing quảng bá toàn bộ thương hiệu.
Mục tiêu chính của tiếp thị thương hiệu nhằm nâng cao nhận thức, tăng khả năng hiển thị và nhận diện cho thương hiệu. Đồng thời cần khẳng định đây không chỉ là chiến lược quảng cáo. Không đơn thuần chỉ việc đặt logo và tên doanh nghiệp ở nhiều nơi nhất với kỳ vọng tạo ra doanh số bán hàng. Brand Marketing cần xây dựng giá trị cho thương hiệu và cuối cùng là tạo ra giá trị của công ty.
Các quy tắc của tiếp thị thương hiệu được áp dụng cho mọi doanh nghiệp bất kể loại hình nào. Bây giờ chúng ta đã biết khái niệm Brand Marketing là gì. Tiếp theo, hãy tìm hiểu tầm quan trọng của tiếp thị thương hiệu trong chiến lược marketing hiện đại.
Tầm quan trọng của Brand Marketing trong chiến lược tiếp thị hiện đại
Khách hàng của bạn có thể gồm nhiều đối tượng với những quyết định khác nhau. Như vậy, bạn sẽ thuộc một trong số các đối tác mà họ đang xem xét. Bạn có ưu điểm gì hơn để thu hút sự chú ý của khách hàng?
Ngoài ra, xu hướng chi tiêu hiện nay đã không còn quá tập trung vào “giá rẻ”. Rất nhiều khách hàng sẵn sàng đầu tư cho sản phẩm dịch vụ giá cao hơn của thương hiệu uy tín.

Apple là ví dụ điển hình cho công ty có giá trị thương hiệu lâu dài. Thương hiệu của họ tập trung vào chất lượng sản phẩm. Và đồng thời cũng tận dụng các phương tiện truyền thông khác biệt, sáng tạo để củng cố việc bán một sản phẩm cụ thể cũng như thương hiệu tổng thể. Khi họ ra mắt máy tính xách tay MacBook Air, quảng cáo đã thể hiện các tính năng đặc biệt của sản phẩm thông qua lăng kính khác biệt là thương hiệu Apple.
Giá trị thương hiệu giúp xây dựng danh tiếng, độ tin cậy và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của công ty. Từ đó, sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng sẽ có giá trị cao hơn.
Chọn chiến lược tiếp thị thương hiệu phù hợp là điều cần thiết cho một thương hiệu thành công. Dưới đây là quy trình Brand Marketing cơ bản cho mọi doanh nghiệp.
Quy trình xây dựng chiến lược tiếp thị thương hiệu
Khi xây dựng thương hiệu, điều quan trọng là phải lập một kế hoạch dài hạn. Tất cả các chiến lược tiếp thị thương hiệu nên được hướng dẫn bằng cách thiết lập tầm nhìn công ty, xác định đối tượng mục tiêu, tạo ra sự nhất quán và truyền đạt cảm xúc.

1. Thiết lập sứ mệnh (tầm nhìn) của công ty
Trước tiên, công ty của bạn nên quyết định xem họ muốn được biết đến vì điều gì. Sau đó phát triển một chiến lược để truyền tải thông điệp qua tất cả các kênh marketing hiện có.
Ví dụ: Công ty bạn có muốn được biết đến là nhà đổi mới hàng đầu trong ngành công nghệ như Apple không? Hoặc có lẽ là đơn vị hướng đến giá trị tình cảm (niềm vui và hạnh phúc) như Coca-Cola?….
Giá trị gia tăng thực tế trên giá trị thương hiệu thường đi kèm với sự thừa nhận về hình thức, chất lượng hoặc sự gắn kết tình cảm. Giống như Nike, họ gắn sản phẩm của mình với ngôi sao. Và muốn khách hàng thích luôn sản phẩm của họ từ việc yêu quý các vận động viên. Giày của Nike bán chạy không chỉ đơn thuần nhờ tính năng.
2. Xác định đối tượng mục tiêu chiến lược
Nếu bạn không biết chính xác đối tượng mục tiêu, các nỗ lực tiếp thị thương hiệu có thể thất bại. Thị trường mục tiêu không chỉ là hiểu về nhân khẩu học cơ bản.
Nhiều nhà tiếp thị đã sai lầm khi cho rằng “Họ sẽ nhắm mục tiêu bất kỳ ai muốn mua sản phẩm”. Thay vào đó, thị trường mục tiêu nên được xây dựng dựa trên cơ sở phác thảo các tính cách mua.
Giả sử bạn là một công ty sản xuất kem hoàn toàn tự nhiên. Thay vì nhắm tới đối tượng là “các bà mẹ có con nhỏ”, thì nên đặt mục tiêu là các bậc cha mẹ trong độ tuổi từ 28-38 có con học tiểu học. Ngoài ra, bạn cũng nên có thêm nhiều cá tính trong thị trường mục tiêu này. Chẳng hạn như thói quen mua sắm của các bà mẹ khác nhau, hoặc có cảm xúc với thương hiệu….
Hãy tự mình nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, thói quen và mong muốn của khách hàng. Đừng phụ thuộc vào những điều bạn cho rằng đối tượng nghĩ như vậy. Hãy thực sự biết họ nghĩ gì.
3. Tạo bản sắc thương hiệu
Khi nói đến thương hiệu, bản sắc có nghĩa là tất cả các yếu tố thiết kế kết hợp với nhau. Mục đích nhằm tạo nên hình ảnh đại diện của thương hiệu. Chúng bao gồm: Tên, logo, dòng giới thiệu, bảng màu, kiểu chữ và kiểu hình ảnh. Một bộ nhận diện thương hiệu rõ ràng và nhất quán góp phần nâng cao nhận thức.
4. Xác định Sogan và định vị
- Thương hiệu làm gì, cho ai ?
- Những thông điệp mà thương hiệu sẽ sử dụng để củng cố cho sứ mệnh là gì?
- Làm thế nào để mang lại lời hứa thương hiệu?
- Thương hiệu sẽ được định vị như thế nào trong mối quan hệ với các đối thủ khác? ….
Hãy xác định cả thông điệp thương hiệu bên trong và bên ngoài; Trong nội bộ, cần chú trọng vào giao tiếp với nhân viên và các bên liên quan; Với bên ngoài, cần tập trung vào giao tiếp với người tiêu dùng.
Làm đúng cách, những yếu tố trên sẽ giúp thương hiệu lưu lại trong tâm trí khách hàng lâu hơn nhiều so với bộ nhớ về sản phẩm họ đã mua.
5. Phát triển các nguyên tắc thương hiệu
Hướng dẫn về thương hiệu là phác thảo toàn diện về cách thức và cách không sử dụng các yếu tố thương hiệu để đảm bảo sự gắn kết nhất quán trên toàn bộ diện mạo:
- Giải thích tiếng nói và giai điệu của thương hiệu,
- Làm nổi bật kiểu hình ảnh
- Bao gồm hướng dẫn phong cách nội dung,
- Cách sử dụng logo và kiểu chữ chính xác.
Hướng dẫn về thương hiệu là một phần quan trọng của chiến lược brand marketing. Chúng cho phép các công ty triển khai thương hiệu trên quy mô lớn từ cùng một bộ công cụ.
6. Đo lường
Điều quan trọng là phải bao gồm các chỉ số chi tiết và cách một công ty sẽ theo dõi và đo lường sự thành công của thương hiệu trong ngắn hạn và dài hạn. Các yếu tố cần được đánh giá như:
- Điểm hài lòng về thương hiệu,
- Lòng trung thành và sự nhiệt tình của khách hàng;
- Nhận diện và nhận biết thương hiệu;
- Sự liên quan của thương hiệu;
- Sự khác biệt….
Các chỉ số giúp doanh nghiệp xác định những điểm cần cải thiện hoặc đề xuất chiến lược có thể thúc đẩy chuyển đổi khách hàng và tăng trưởng kinh doanh hiệu quả.
Gợi ý 4 công cụ marketing hiệu quả cho thương hiệu
Sử dụng công cụ nào để tiếp thị thương hiệu hiệu quả nhất? Tùy đặc điểm mỗi ngành sẽ có những kênh marketing brand chủ đạo khác nhau. Nhưng cơ bản nhất, chúng tôi khuyên các marketer có thể tham khảo 4 hình thức tiếp thị phổ biến sau:
1. Email marketing
Đây là một trong những phương tiện tiếp thị hiệu quả nhất hiện nay. Nếu bạn đang nghi ngờ sự hiệu quả của chúng, vậy hãy xem ngay Chỉ số thống kê email marketing 2020. Để thấy rõ Email marketing vẫn đang hoạt động mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Bạn có thể dễ dàng tạo các chiến dịch tiếp thị email thành công với sự trợ giúp của phần mềm Top Email. Công cụ này không chỉ làm tốt công việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng. Đồng thời còn thúc đẩy doanh số và nâng cao nhận thức về thương hiệu.
Lưu ý 3 yếu tố cơ bản cần có của một email tốt
Hình ảnh
Chúng ta sống trong thời đại của nội dung trực quan. Và điều này không chỉ áp dụng cho trang web và bài viết của bạn. Hình ảnh có tầm quan trọng như nhau đối với các chiến dịch tiếp thị email.
Theo Hubspot, 65% người dùng thích email chủ yếu được tạo thành từ hình ảnh. Trong khi chỉ có 35% thích nội dung nhiều chữ.
Luôn sử dụng chất lượng cao, hình ảnh được tối ưu hóa. Hãy tạo ra những hình ảnh độc đáo phù hợp với phong cách của công ty bạn. Và sẽ trở thành chữ ký thương hiệu của bạn.
Text
Giọng nói của bạn tạo nên một thương hiệu cá tính, khác biệt. Những gì bạn nói và cách bạn nói nó làm cho người nhận biết bạn là ai. Vì vậy, hãy chọn đúng giai điệu và từ ngữ để truyền thông điệp cần truyền tải.
Bố cục
Tất cả bạn cần là chọn một mẫu email chuyên nghiệp. Bởi đây còn là bộ mặt của công ty bạn. Tùy thuộc vào doanh nghiệp mà bạn tham gia. Bạn nên quyết định độ dài văn bản, màu sắc, vị trí hình ảnh phù hợp…v.v…. Và phong cách tổng thể phù hợp với mục tiêu của công ty. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng thiết kế logo đặt ở vị trí dễ nhìn thấy và chất lượng cao.
Có 1 điều khá quan trọng Top Marketing muốn nói thêm : Tỷ lệ inbox của email marketing. Để một bức email gửi đi có tỷ lệ inbox cao nhất. Bạn nên thiết kế theo các lưu ý sau:
- 1 bức email có tỷ lệ ảnh và chữ tương ứng 20 : 80
- Hình ảnh có độ rộng tối đa 800px. Kích thước chuẩn của chiều rộng thường là 600px.
- Cá nhân hóa email để làm tăng hiệu quả Inbox.
- Hạn chế chèn link website trong nội dung. Nếu bạn đang gửi email marketing, tốt nhất không nên chèn link website. Thay vào đó, bạn có thể để các thông tin khác. Như địa chỉ, hotline, zalo, skype, viber..v.v….
2. Truyền thông xã hội – Social media marketing
Một chiến dịch tiếp thị thuận lợi trên phương tiện truyền thông xã hội là một động lực đáng kể cho lòng trung thành thương hiệu. Bởi nó có thể giải trí và chia sẻ được. Người dùng có thể “truyền thông” với bạn bè, người thân..v.v… trên mạng xã hội. Nhờ vậy mà thương hiệu sẽ được lan tỏa rộng khắp nếu dịch vụ của bạn chất lượng.
Xem thêm :
- Nên đăng bài trên mạng xã hội thời gian nào ?
- Lỗi sai cần tránh của doanh nghiệp khi quảng cáo trên mạng xã hội.
3. Kể chuyện

Những câu chuyện đã, đang và sẽ luôn hấp dẫn. Vì vậy, nếu bạn muốn thu hút sự chú ý, bạn nên có một câu chuyện.
Để làm móng, bạn cần biết cách nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Tức là cần hiểu rõ sản phẩm. Bởi như vậy mới có thể kể một câu chuyện hấp dẫn và phù hợp với thương hiệu.
Bạn có thể tường thuật để chia sẻ lịch sử, câu chuyện về giá trị. Hoặc tiến trình của công ty bạn. Nên kể một câu chuyện không thương hiệu nào khác có thể kể. Tức là bạn đừng sao chép lại ở bất cứ đâu. Hãy kể câu chuyện của bạn!
4. Content Marketing
Trước khi tạo nội dung phù hợp cho thương hiệu của bạn. Bạn phải nghiên cứu đối tượng của mình trước đã:
- Sở thích khách hàng của bạn là gì ?
- Họ bao nhiêu tuổi, sống ở đâu?
- Khách hàng đang cần gì ?
Sau khi bạn trả lời những câu hỏi trên. Hãy tìm những nền tảng phù hợp để truyền bá: Bài đăng trên blog, trang đích, video và quảng cáo..v.v…
Xu hướng tiếp thị thương hiệu
Khi người tiêu dùng kết nối tình cảm với một thương hiệu, họ có nhiều khả năng sẽ thử một sản phẩm mới từ công ty đó. Và khi khách hàng đặt lòng tin vào thương hiệu, họ có khả năng giới thiệu cho gia đình và bạn bè cao gấp 4,5 lần. Dưới đây là 4 xu hướng chính trong tiếp thị thương hiệu cần chú ý:
- Sử dụng quảng cáo có lập trình: Quảng cáo kỹ thuật số giúp đạt được hiệu quả cao hơn. Phạm vi tiếp cận được tùy chỉnh nhiều hơn. Tính minh bạch cũng như đo lường được tối ưu hóa theo thời gian thực cho các chiến dịch thương hiệu.
- Kết hợp tiếp thị video để kể câu chuyện của thương hiệu mang lại hiệu quả hơn so với hình ảnh tĩnh và chỉ văn bản. Video rất hữu ích để nâng cao nhận thức về thương hiệu. Đồng thời hỗ trợ củng cố thông điệp với những khách hàng trung thành.
- Thực hiện cách tiếp cận đa kênh để tiếp thị thương hiệu trên các kênh như kỹ thuật số, quảng cáo trên mạng (OTT), mạng xã hội, blog công ty, email, v.v. để tối ưu hóa hiệu suất.
- Hỗ trợ quảng cáo thương hiệu với tiếp thị nội dung để củng cố câu chuyện thương hiệu.
3 điều cần nhớ trong tiếp thị thương hiệu

Tiếp thị thương hiệu có thể áp đảo, đối với cả các thương hiệu mới và đã thành lập. Sau đây là 3 điều mà các nhà tiếp thị nên nhớ khi nhắc đến Brand Marketing:
- Hãy nhớ rằng thương hiệu và tiếp thị là khác nhau. Thương hiệu (Brand) của một công ty là tính cách của nó. Còn tiếp thị (Marketing) là cách công ty chia sẻ tính cách đó tới người tiêu dùng.
- Dành thời gian cho việc nghiên cứu hoặc đo lường. Nếu không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để biết vị trí của các đối thủ như thế nào, rất khó để phân biệt giữa các thương hiệu. Và nếu không có phân bổ chiến lược tiếp thị phù hợp, thật khó để bạn đang tiến bộ hay thụt lùi. Dành thời gian cho cả nghiên cứu và đo lường sẽ giúp xác định chiến lược và thành công cho thương hiệu của bạn.
- Thể hiện các thuộc tính thương hiệu (thay vì chỉ nói). Một công ty nên thể hiện sự đáng tin cậy thông qua các tính năng của sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Đừng chỉ nói rằng thương hiệu rất đáng tin cậy.
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm TOP CRM - Tháng Năm 27, 2024
- Chính sách của Google về việc gửi email hàng loạt – 2025 - Tháng Hai 15, 2024
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Top Zalo Support - Tháng Ba 17, 2023
- Cách tối ưu Zalo cùng Top Zalo Support - Tháng Ba 14, 2023
- Hướng dẫn thiết kế hình ảnh trong email marketing - Tháng Mười Hai 21, 2022
- SMTP Server là gì và nó có phải là một Mail Server ? - Tháng Mười Hai 19, 2022
- Quy tắc cho content marketing - Tháng Mười Hai 14, 2022
- Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo - Tháng Mười Một 14, 2022
- Cập nhật các xu hướng SEO mới nhất lên Top Google - Tháng Mười 31, 2022
- Facebook Video Marketing: 5 Mẹo tạo nội dung video hấp dẫn - Tháng Mười 14, 2022