Nếu chú ý đến các xu hướng tiếp thị, có thể bạn sẽ từng nghe về thuật ngữ Inbound Marketing và Outbound Marketing. Sự khác biệt giữa tiếp thị Inbound với tiếp thị Outbound là gì? Có quan điểm cho rằng Inbound Marketing là xu hướng của chiến lược tiếp thị hiện đại. Còn Outbound Marketing là phương pháp quảng cáo truyền thống đã lỗi thời, không còn phù hợp.
Bạn đánh giá sao về nhận định trên ? Top Marketing cho rằng cả hai chiến lược vẫn đang hoạt động tốt cho các doanh nghiệp hiện nay. Quan trọng là nhà tiếp thị đã thực hiện chúng như thế nào.
Trong bài đăng hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ về khái niệm Inbound Marketing, Outbound Marketing là gì ? Đồng thời phân biệt những điểm khác nhau chính giữa tiếp thị Inbound với Outbound. Kiến thức này rất quan trọng. Nó sẽ giúp các bạn vận dụng phù hợp từng chiến lược cho các mục tiêu kinh doanh của mình.
Nội dung chính
- Outbound Marketing là gì
- Inbound Marketing là gì
- Những điểm khác biệt chính giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
- Inbound Marketing hay Outbound Marketing hiệu quả hơn?
Outbound Marketing là gì?
Outbound Marketing hầu hết được mọi người coi là tiếp thị truyền thống. Phương pháp này còn được biết đến với cái tên là Tiếp thị Đẩy. Outbound Marketing góp phần tạo ra một mạng lưới rộng lớn hơn nhiều so với Inbound Marketing. Những chiến thuật điển hình thường sử dụng trong Tiếp thị Outbound gồm có:
- Báo chí, tạp chí Quảng cáo hoặc bài báo
- Quảng cáo trên Đài phát thanh, truyền hình
- Cuộc gọi điện thoại tiếp thị
- Biển quảng cáo hoặc tài trợ cho sự kiện
- Banner Ads và Pay-Per-Click (PPC)
- Email quảng cáo
- …v.v.
Outbound Marketing dựa trên ý tưởng về sự gián đoạn và tự đẩy quảng cáo đến khán giả. Mục đích nhằm tìm kiếm những khách hàng có thể phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Sau đó, thông qua tương tác sẽ dần thu hút họ để chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.
Những cuộc gọi quảng cáo, hẹn gặp trực tiếp và các kỹ thuật tiếp thị Outbound khác vẫn được sử dụng đặc biệt hiệu quả trong lĩnh vực B2B và các dịch vụ, sản phẩm cao cấp.
Inbound Marketing là gì?
Thuật ngữ Inbound Marketing ban đầu được đặt ra bởi HubSpot vào năm 2005. Đây là một công ty phát triển ứng dụng, phần mềm phục vụ cho mục đích tiếp thị và bán hàng.
Inbuond Marketing đưa ra các phương pháp tiếp thị tập trung vào hướng giải quyết các điểm khó khăn trong toàn bộ hành trình mua hàng của khách hàng dựa trên việc cung cấp những nội dung hữu ích, giá trị và có liên quan. Từ đó sẽ tạo dựng nền tảng phát triển mối quan hệ tin cậy giữa đối tượng mục tiêu với doanh nghiệp.
Các chiến thuật và nội dung thường dùng trong phương pháp tiếp thị Inbound:
- Ảnh và đồ họa thông tin
- Video và Podcast
- Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (SEO)
- Tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing – SMM)
- Blog, Sách điện tử, Email Bản tin và Tạp chí điện tử
- Tài liệu hướng dẫn, Báo cáo thống kê, Nghiên cứu…v.v.
Inbound Marketing được thiết kế để giải quyết các vấn đề và mong muốn của đối tượng mục tiêu. Vậy nên nó còn được biết đến với cái tên là Tiếp thị Kéo.
4 bước quy trình tiếp thị Inbound

1. Thu hút
Trước tiên, bạn phải “được tìm thấy”. Inbound Marketing hoạt động bằng cách thu hút loại lưu lượng truy cập phù hợp đến thương hiệu. Đây là những người có nhiều khả năng mua sản phẩm, dịch vụ từ bạn nhất.
Để thu hút những người này, trước tiên cần hiểu những người mua lý tưởng của bạn. Khách hàng của bạn là ai ? Mục tiêu và điểm khó khăn, cho đến sự phản đối và nhân khẩu học của họ….v.v
Một khi đã xác định cá tính người mua, bạn có thể nhắm mục tiêu tới họ thông qua các chiến lược tiếp thị Inbound. Ví dụ như tiếp thị nội dung, truyền thông xã hội và chiến lược từ khóa.
- Bạn tạo nội dung giáo dục, có giá trị để nói chuyện với những khách hàng lý tưởng
- Giải đáp các câu hỏi phổ biến nhất
- Bạn chia sẻ nội dung trên các kênh mà khán giả có nhiều khả năng trực tuyến nhất.
- Sử dụng các từ khóa mà người dùng sẽ nhập khi tìm kiếm loại hình công ty của bạn.
Tham khảo: Những điều người tiêu dùng thực sự muốn từ tiếp thị nội dung năm 2022.
2. Chuyển đổi
Khi đã thu hút khách truy cập vào trang web, bạn sẽ làm việc để chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng. Hãy cung cấp phần nội dung có giá trị và không thể cưỡng lại. Chẳng hạn như:
- Email bản tin
- Những nghiên cứu điển hình
- Biểu mẫu thu thập thông tin liên hệ của khách truy cập …v.v.
Các công cụ được sử dụng để chuyển đổi khách truy cập bao gồm lời kêu gọi hành động (CTA) và trang đích. Kêu gọi hành động là một nút lôi kéo khách truy cập thực hiện hành động. Có thể là “tải xuống một nghiên cứu điển hình” hoặc “đăng ký hội thảo trên web”. Khi nhấp vào CTA, người dùng được chuyển hướng đến trang đích. Tại đây, họ sẽ điền thông tin liên hệ để đổi lấy nội dung đang quan tâm. Sau đó, bạn có thể sử dụng thông tin liên hệ này để tương tác với khách hàng tiềm năng.
3. Chốt giao dịch
Bạn đã thu hút được sự chú ý của đối tượng, các kênh liên lạc đang mở – giờ thì sao? Các công cụ tiếp thị Inbound có thể sử dụng để chốt giao dịch bao gồm:
- Tự động hóa tiếp thị và các kỹ thuật nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng được sử dụng. Mục đích nhằm giáo dục và nuôi dưỡng thêm các mối liên hệ. Từ đó sẽ đưa họ đi sâu hơn vào kênh bán hàng.
- Chấm điểm khách hàng tiềm năng được sử dụng để xác định xem liệu họ có sẵn sàng nói chuyện với bạn không.
- Báo cáo để đánh giá những kênh Inbound nào đang thu hút khách hàng tiềm năng tốt nhất.
Tham khảo: 18 câu hỏi đánh giá khách hàng tiềm năng.
4. Làm hài lòng
Inbound Marketing cung cấp cho khách hàng trải nghiệm đáng chú ý. Đây cũng là lý do tại sao chiến lược này vẫn chưa kết thúc ở bước chốt giao dịch.
Tiếp theo, các nhà tiếp thị Inbound sẽ tiếp tục thu hút và tương tác với khách hàng hiện tại. Các công cụ như Email Marketing được sử dụng để cung cấp hỗ trợ sau bán hàng. Kênh Social Media có nhiệm vụ tiếp tục tương tác. Điều này sẽ biến khách hàng thành những đại sứ thương hiệu. Đây là nhóm người tình nguyện quảng bá công ty bạn với mạng lưới của họ. Nhờ đó, thương hiệu có thể bán thêm cho khách hàng hiện tại hoặc tạo khách hàng lâu dài.
Như bạn có thể thấy, phương pháp Inbound Marketing hoạt động bao quát toàn bộ hành trình người mua. Từ việc giúp người tiêu dùng tìm thấy thương hiệu của bạn đến chuyển đổi họ thành khách hàng và hơn thế nữa. Đó là một cách tiếp cận chiến lược để tiếp thị thương hiệu của bạn và tăng doanh số bán hàng và doanh thu của bạn.
Những điểm khác biệt chính giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong các kiến thức cơ bản về Inbound và Outbound Marketing. Tiếp theo, hãy cùng rút ra những điểm khác nhau chính giữa tiếp thị Inbound với Outbound.
Inbound Marketing | Outbound Marketing |
Thu hút khách hàng dựa trên sự quan tâm của họ. | Đẩy về phía khán giả, bất kể mọi sở thích. |
Nội dung được tạo ra cho nhu cầu của người tiêu dùng. | Nội dung được viết cho nhu cầu của nhà tiếp thị |
Tương tác và linh hoạt | Không linh hoạt, một chiều |
Khách hàng tự tìm đến | Tìm kiếm khách hàng |
Nội dung duy trì xuất bản đều, thường xuyên | Nội dung xuất bản tùy theo từng chiến dịch quảng cáo của nhà tiếp thị |
Công cụ tiếp thị thường dùng: Blog, mạng xã hội, email chọn tham gia, SEO, tiếp thị người có ảnh hưởng | Công cụ tiếp thị thường dùng: Quảng cáo hiển thị hình ảnh, biển quảng cáo, tiếp thị qua điện thoại, tạp chí, quảng cáo truyền hình |
Inbound Marketing hay Outbound Marketing hiệu quả hơn?

Phương pháp tiếp thị đã thay đổi đáng kể trong vài thập kỷ qua. Và nó sẽ tiếp tục thay đổi. Inbound Marketing hay Outbound Marketing hiệu quả hơn? Tiếp thị Outbound không còn phù hợp? Theo ý kiến của chúng tôi, kết hợp cả hai chiến lược trên là giải pháp hoàn hảo nhất.
Tiếp thị Inbound và tiếp thị Outbound có những điểm xuất phát khác nhau. Một bên là do khán giả chủ động tìm kiếm. Còn một bên do thương hiệu khởi xướng. Vận dụng cả hai phương pháp này, chúng có thể tác động mạnh mẽ tới hình ảnh của một tổ chức.
Ví dụ: Outbound marketing tập trung xây dựng sự quen thuộc và tiếp xúc với thương hiệu. Từ đó khuyến khích mọi người tìm hiểu thêm về doanh nghiệp hoặc sản phẩm, dịch vụ. Khi mọi người nhìn thấy thương hiệu xuất hiện trong kết quả của các công cụ tìm kiếm, họ sẽ nhận ra tên và có xu hướng nhấp vào hơn. Điều này làm thúc đẩy các nỗ lực tiếp thị Inbound.
Các nỗ lực Outbound cũng cực kỳ hiệu quả khi được sử dụng để quảng bá nội dung. Quảng cáo có thể tăng lưu lượng truy cập, đăng ký nhận sách điện tử hoặc hội thảo trên web.
Hãy kết hợp tiếp thị Outbound và Inbound trong chiến lược marketing của bạn. Chúc bạn thành công!
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm TOP CRM - Tháng Năm 27, 2024
- Chính sách mới của Google về việc gửi email hàng loạt tới tài khoản Gmail - Tháng Hai 15, 2024
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Top Zalo Support - Tháng Ba 17, 2023
- Cách tối ưu Zalo cùng Top Zalo Support - Tháng Ba 14, 2023
- Hướng dẫn thiết kế hình ảnh trong email marketing - Tháng Mười Hai 21, 2022
- SMTP Server là gì và nó có phải là một Mail Server ? - Tháng Mười Hai 19, 2022
- Quy tắc cho content marketing - Tháng Mười Hai 14, 2022
- Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo - Tháng Mười Một 14, 2022
- Cập nhật các xu hướng SEO mới nhất lên Top Google - Tháng Mười 31, 2022
- Facebook Video Marketing: 5 Mẹo tạo nội dung video hấp dẫn - Tháng Mười 14, 2022