Tiếp thị qua email là một trong những cách hiệu quả nhất để kết nối với khán giả. Đồng thời xây dựng nhận thức về những gì thương hiệu của bạn cung cấp. Một chiến lược email marketing được suy nghĩ kỹ lưỡng là điều bắt buộc nếu muốn thành công. Chúng ta cần bắt đầu từ đâu? Nên tập trung vào điều gì? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn tạo chiến dịch email marketing cơ bản. Nếu bạn đang chuẩn bị khởi chạy chiến dịch, hãy dừng lại 5 phút để tham khảo kiến thức này nhé.
Email marketing dùng để làm gì?
Chúng ta vẫn thường nghe nói rất nhiều về email marketing. Nhưng liệu bạn hiểu về email marketing tới đâu hay chỉ nghĩ rằng đó là việc gửi hàng loạt các thư điện tử tới danh sách mà bạn thu thập được? Có lẽ chính vì những suy nghĩ này nên rất ít các doanh nghiệp làm email marketing hiệu quả.

Email marketing là một hình thức tiếp thị qua email. Cụ thể hơn, các nhà tiếp thị sẽ gửi những thông tin quảng cáo, khuyến mãi, sự kiện, bản tin… tới những đối tượng quan tâm. Mục đích nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng, mở rộng và duy trì mối quan hệ với họ. Qua đó tạo nên những cầu nối giao tiếp thúc đẩy họ chuyển đổi thành khách hàng trả tiền.
Theo khái niệm trên, một chiến dịch email marketing được các nhà tiếp thị sử dụng để:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Xây dựng nhận diện thương hiệu.
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.
- Tăng tỷ lệ phản hồi.
- Thúc đẩy chuyển đổi và mua hàng.
- Tăng tỷ lệ hoàn vốn đầu tư.
Để để đạt được những mục tiêu trên, quan trọng là bạn phải có một chiến lược tốt. Nó cần được thực hiện có kế hoạch, đúng luật, không làm phiền người nhận.
Làm thế nào để tạo một chiến dịch email marketing hiệu quả?
Để tạo chiến dịch email marketing, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Xác định mục tiêu của chiến dịch.
- Chọn nhóm data khách hàng phù hợp với mục tiêu.
- Xây dựng nội dung.
- Lập kế hoạch cho thời điểm và tần suất gửi email.
- Gửi thử nghiệm trước khi thực hiện chiến dịch tiếp thị tới khách hàng.
- Theo dõi đánh giá kết quả.
Và sau đây, chúng ta sẽ lần lượt đi vào hướng dẫn từng bước tạo chiến dịch email marketing.

Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến dịch tiếp thị email
Khi bắt đầu tạo chiến dịch email marketing, hãy khởi đầu từ việc làm rõ mục tiêu. Chiến dịch lần này bạn thực hiện nhằm mục đích gì?
- Giới thiệu sản phẩm mới
- Thông báo chương trình ưu đãi, khuyến mãi sắp diễn ra
- Duy trì kết nối, chăm sóc khách hàng hiện tại và khách hàng trung thành
- Hay gửi bản tin chia sẻ những kiến thức hữu ích?
- ….v.v.
Xác định rõ mục tiêu của chiến dịch giúp bạn xây dựng nội dung phù hợp. Đồng thời lựa chọn nhóm đối tượng có khả năng cao sẽ tương tác với chiến dịch. Qua đó, bạn có thể tiết kiệm được ngân sách quảng cáo và tối ưu khả năng tiếp cận của mình.
Bước 2: Xây dựng danh sách được nhắm mục tiêu khi tạo chiến dịch email marketing
Có nhiều cách để thu thập email, nhưng điều quan trọng hãy nhắm đến đúng mục tiêu. Việc truyền tải nội dung đến đối tượng phù hợp luôn mang kết quả tuyệt vời.
Bạn cần một khu vực trên trang web của mình để thu thập địa chỉ email từ khách hàng. Một bảng đăng ký là ý tưởng không tồi. Tuy nhiên, để kích thích khách truy cập chia sẻ thông tin, bạn cần cung cấp cho họ một thứ gì đó giá trị. Dưới đây là một số đề xuất bạn có thể tham khảo:
- Phiếu giảm giá hoặc voucher miễn phí
- Gửi đến mẹo, thủ thuật, thông tin hữu ích về sản phẩm
- Các nghiên cứu điển hình thú vị hoặc thông tin ngành độc quyền
- Bản demo dùng thử miễn phí….v.v.
Khi đã thu thập được danh sách email, bạn hãy phân loại các nhóm đối tượng. Sau đó chọn ra những data phù hợp với chiến dịch để bắt đầu tiếp cận họ. Luôn nhớ rằng: Nhắm mục tiêu và phân đoạn danh sách là chìa khóa thành công của bạn.
Bước 3: Mức độ liên quan của email
Bây giờ bạn cần tập trung vào cách truyền đạt thông điệp. Không có nguyên tắc chính xác nào về phong cách ngôn ngữ tốt nhất để sử dụng cho email. Điều này phần lớn phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu của bạn. Tuy nhiên, có một số dữ liệu về dòng chủ đề và cách tối đa hóa tỷ lệ mở mà bạn có thể tham khảo.
Dòng chủ đề email
Để đưa thông điệp của bạn đến với khách hàng, họ cần mở email của bạn. Một yếu tố thu hút khách hàng nhấp vào thư của bạn là dòng tiêu đề. Mô tả ngắn này giúp khách hàng năm bắt thông điệp bạn đề cập. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến:
- Tỷ lệ mở email
- Tỷ lệ nhấp chuột trung bình
Trong một nghiên cứu của Adestra, theo dõi hơn 900 triệu email, các nhà nghiên cứu nhận thấy:
- Các dòng tiêu đề hơn 70 ký tự có mức độ tương tác cao nhất về số lần click.
- Các dòng tiêu đề ít hơn 50 ký tự vẫn có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ mở.
- Nên tránh các dòng tiêu đề có độ dài trung bình (50-60 ký tự) vì chúng không cải thiện tỷ lệ mở.
Để tối ưu hóa dòng tiêu đề của mình, bạn có thể tham khảo thêm những kiến thức dưới đây:
Cá nhân hóa khi tạo chiến dịch email marketing
Top Marketing nhận thấy, cá nhân hóa không chỉ là tự động chèn tên người nhận vào nội dung. Bởi điều này đã trở thành quá đỗi bình thường. Khán giả không còn bị thu hút bởi chúng nữa.
Thay vào đó, hãy coi cá nhân hóa như cách bạn đóng khung nội dung xung quanh lợi ích của đối tượng đó. Hãy tận dụng lịch sử và dữ liệu truy cập của khách hàng để xây dựng nội dung trực tiếp hơn tới họ.
Bạn có thể tạo các nhóm trong data của mình dựa trên một số điểm dữ liệu khác nhau. Như vị trí, giới tính, các giao dịch mua trước đây, v.v. Mục tiêu là cung cấp cho mỗi nhóm thông tin có nhiều khả năng cộng hưởng với chúng. Bạn càng tốt làm điều này, càng có nhiều khả năng tối đa hóa thành công chiến dịch email marketing của mình.
Ví dụ: Một người mua ô tô có thể sẽ quan tâm chương trình ưu đãi, giảm giá hơn. Hoặc có người khác sẽ chú ý hơn về chất lượng dịch vụ, hậu mãi.
Cân bằng nội dung
Một nội dung hấp dẫn không thể tập trung quá nhiều vào việc “bán, bán, bán”. Tất nhiên, mục tiêu của doanh nghiệp là bán được nhiều nhất có thể. Nhưng liên tục quảng cáo chiêu hàng không phải là nền tảng xây dựng các mối quan hệ. Bởi chúng sẽ trở nên quá thúc đẩy và khiến mọi người bỏ qua.
Nếu như mục đích chiến dịch tiếp thị email của bạn thực hiện nhằm xây dựng mối quan hệ với khách hàng, bạn cần thấy sự quan trọng của việc cân bằng thông tin. Hãy đảm bảo bạn đang cung cấp giá trị, không chỉ thông qua các giao dịch.
Chúng tôi đề xuất nên giữ nội dung email 80% mang tính giáo dục và 20% khuyến mại. Đây là cơ sở tốt để giữ chân người đọc tham gia và giao tiếp thương hiệu thường xuyên.
Một cách tiếp cận ví dụ phổ biến khác là “Quy tắc 2: 1: 1” hoặc “Quy tắc 4: 1: 1“, tùy thuộc vào đối tượng. Cụ thể, đối với mỗi nội dung quảng cáo thuần túy, nên bao gồm một quảng cáo mềm và 2 hoặc 4 thông tin mang tính giáo dục hoặc giải trí. Cách tiếp cận này tương tự như cách tiếp cận 80:20. Nguyên tắc tương tự vẫn được áp dụng. Đừng khiến mọi người bị tràn ngập thông điệp bán hàng. Hãy cân bằng chúng với nội dung hấp dẫn để tránh bị bỏ qua.
Tạo Kêu gọi Hành động cho chiến dịch email marketing
Tạo một lời kêu gọi hành động duy nhất mang lại hiệu quả cho khách hàng của bạn. Một phần quan trọng của việc tạo nội dung hấp dẫn trong email là khiến người đăng ký của bạn nhấp vào lời nhắc gọi hành động của bạn. Đây sẽ là một nút hoặc liên kết hướng họ đến nơi bạn muốn họ đến. Ví dụ như trang sản phẩm, trang đích.

- Tất cả các CTA đều có mục đích rõ ràng
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản.
- Hãy sử dụng những gì khách hàng dễ dàng nhận ra.
- Xem xét cam kết, quy mô và vị trí của các CTA của bạn.
Hầu hết các dịch vụ email đều cho phép bạn theo dõi các chỉ số này. Nó giúp bạn xem người đăng ký làm gì và điều gì đang thu hút họ tiếp tục theo dõi kênh bán hàng của bạn.
Bước 4: Xác định thời điểm và tần suất gửi email
Không phải tất cả các email đều có tần suất gửi như nhau. Với mỗi đối tượng khách hàng thì tần suất gửi email phải riêng biệt.
Mỗi phân khúc cần có lịch gửi email cụ thể để doanh nghiệp theo dõi và quản lý dễ dàng hơn. Hạn chế các trường hợp gửi email sai lịch hoặc gửi trễ hơn so với kế hoạch đã định ban đầu. Tham khảo thêm: Nên gửi email thời gian nào trong ngày?
Sau khi gửi email, doanh nghiệp nên theo dõi tiến độ thường xuyên để có những giải pháp xử lý, khắc phục, bổ sung, điều chỉnh kịp thời.
Bước 5: Xem lại và kiểm tra thư của bạn trước khi gửi
Bạn cần luôn luôn kiểm tra chiến lược bằng cách gửi thử cho đồng nghiệp hoặc các tài khoản email của bạn. Mục đích nhằm loại bỏ các sai xót bất kỳ, dù là nhỏ nhất. Ví dụ như lỗi đánh máy, không hiển thị ảnh, liên kết bị hỏng,…v.v
Dưới đây là một số yếu tố cần kiểm tra khi gửi thử nghiệm:
- Tiêu đề email quá dài không?
- Xem thư hiển thị như thế nào trên các ứng dụng email khác nhau.
- Kiểm tra xem mẫu email có hoạt động tốt cho điện thoại di động không.
- Nhấp vào mọi liên kết và đọc lại để tìm lỗi.
Bước 6: Theo dõi sự thành công của các chiến dịch email
Tạo chiến dịch email marketing không thể thiếu bước theo dõi và đánh giá kết quả. Dưới đây là một số dữ liệu chính mà bạn nên thống kê sau mỗi chiến dịch:
Tỷ lệ mở
Chỉ số này cho bạn biết số lần mở trung bình mà email của bạn nhận được. Tỷ lệ mở có thể giúp bạn phân tích mức độ hiệu quả của:
- Dòng tiêu đề email
- Tên người gửi
- Văn bản xem trước (phần mở đầu nội dung email sẽ được hiển thị xem trước một đoạn trên ứng dụng email).
Tỷ lệ nhấp
Điều này cho bạn biết số lần trung bình người đăng ký nhấp vào các liên kết hoặc CTA bên trong email. Tỷ lệ nhấp là một số liệu quan trọng để hiểu mức độ tương tác qua email.
Lượng email bị trả lại – Email Bounces
Dữ liệu này cho bạn biết số lượng những email gửi tới người nhận không thành công và bị trả lại. Tỷ lệ email bounces cao có thể chỉ ra rằng data của bạn chứa nhiều địa chỉ liên hệ đã ngừng hoạt động, không hợp lệ hoặc đã lỗi thời hoặc bạn cần thay đổi nhà cung cấp dịch vụ email của mình.
Hủy đăng ký – Unsubcribe
Điều này cho bạn biết số người đã hủy đăng ký khỏi danh sách chọn tham gia. Số lượt hủy đăng ký cao phản ánh nội dung email của bạn không phù hợp, không có giá trị gì với người đăng ký.
Khiếu nại về thư rác – Complaint
Dữ liệu này cho bạn biết số lần email của bạn bị đánh dấu là thư rác. Nguyên nhân có thể do các dòng tiêu đề spam, nội dung email không liên quan, gửi email khi chưa được sự cho phép của người nhận….v.v.
Tham khảo thêm: Kinh nghiệm để email marketing không bị đánh giá spam.
Các chỉ số email khác
Những chỉ số thống kê chiến dịch email marketing khác bạn có thể theo dõi bao gồm:
- Tỷ lệ chuyển đổi
- Các trang được truy cập nhiều nhất
- Liên kết hoạt động tốt nhất
- Tỷ lệ mở trên thiết bị di động
- Doanh thu trên mỗi email, v.v.
Trên thực tế, có rất nhiều chỉ số bạn có thể theo dõi tùy thuộc vào phần mềm email marketing bạn đang sử dụng.
Kết luận
Tiếp thị qua thư điện tử nhằm mục đích duy trì sự kết hợp giữa bán hàng, lòng trung thành và nhận thức. Trong những yếu tố quan trọng mang lại thành công cho chiến dịch email marketing, hãy luôn ưu tiên xem xét giá trị nội dung email cung cấp cho người đăng ký.
Còn chờ gì mà không bắt tay ngay vào chiến dịch email. Với những ưu điểm tuyệt vời của tiếp thị email, đây là kênh xứng đáng để bạn triển khai ở nhiều chiến dịch marketing.
Chúc các bạn thành công!
- Marketing vs Advertising: 4 điểm phân biệt tiếp thị và quảng cáo - Tháng Hai 16, 2022
- Những kênh tiếp thị thường dùng cho quảng cáo nội dung - Tháng Một 28, 2022
- Như thế nào là một tỷ lệ chuyển đổi tốt ? - Tháng Một 22, 2022
- Những điều cần nhớ khi thêm link trong tin nhắn sms marketing - Tháng Một 15, 2022
- 7 yếu tố phân biệt sự khác nhau giữa tiếp thị email B2B với B2C - Tháng Mười Hai 29, 2021
- 18 câu hỏi giúp xác định, đánh giá khách hàng tiềm năng - Tháng Mười Hai 27, 2021
- Đăng bài truyền thông xã hội tiếp thị dịp Giáng Sinh cần chú ý điều gì ? - Tháng Mười Hai 20, 2021
- Những điều người tiêu dùng thực sự muốn từ tiếp thị nội dung 2022 - Tháng Mười Hai 6, 2021
- Cách khắc phục hình ảnh không hiển thị trong email Outlook - Tháng Mười Một 29, 2021
- Database Marketing: Hướng dẫn tiếp thị cơ sở dữ liệu khách hàng - Tháng Mười Một 3, 2021