12 cách thu hút tương tác khi tiếp thị truyền thông xã hội

Không có sản phẩm hoặc dịch vụ nào “nhàm chán” cả. Thương hiệu và Tiếp thị sẽ quyết định tới sức hấp dẫn của sản phẩm đó. Đúng vậy ! Ngày nay, bằng phương tiện truyền thông xã hội, ngay cả những doanh nghiệp không nổi trội cũng có cơ hội để quảng bá. Top Marketing sẽ bật mí 12 cách thu hút tương tác khi tiếp thị sản phẩm mà bất kỳ thương hiệu nào cũng có thể áp dụng.

12 cách để biến thương hiệu nhàm chán trở nên hấp dẫn

  1. Kể chuyện
  2. Nội dung mang tính giáo dục
  3. Chia sẻ “hậu trường”
  4. Đề cao tính xác thực
  5. Tổ chức Hỏi và Đáp
  6. Hợp tác
  7. Tổ chức một cuộc thi
  8. Khai thác các chủ đề thịnh hành
  9. Hãy đáng nhớ
  10. Tạo một chuỗi bài đăng nhất quán
  11. Thực hiện một cuộc khảo sát
  12. Đừng quá coi trọng bản thân

Tiếp thị thường không liên quan đến những gì bạn đang bán, mà là về cách bạn bán nó như thế nào. Ngay cả khi bạn đang bán khăn trải bàn, đồ chơi cho trẻ…v.v thì vẫn có cơ hội để thu hút, thúc đẩy những người theo dõi bạn trên mạng xã hội.

1. Kể câu chuyện của bạn

tiep-thi-truyen-thong-xa-hoi-bang-cach-ke-chuyen

Bất kể công việc kinh doanh của bạn là gì, chắc chắn phải có một nguồn cảm hứng ban đầu hoặc một khoảnh khắc đủ để khởi động tất cả. Đừng ngại tìm hiểu và chia sẻ nó.

Bộ não của con người thường có hứng thú kết nối với các câu chuyện. Vì vậy hãy khai thác những mẩu chuyện ngắn liên quan đến thương hiệu. Chẳng hạn như một đơn vị cung cấp giấy vệ sinh. Họ đã chia sẻ những tác động của giấy kém chất lượng đến sức khỏe và môi trường. Sau đó khéo léo lồng vào lý do tại sao nên sử dụng sản phẩm của họ.

Tìm hiểu: Những điều doanh nghiệp B2B không nên làm khi tiếp thị nội dung.

2. Cung cấp nội dung mang tính giáo dục giúp thúc đẩy tương tác cho tiếp thị truyền thông xã hội

Nội dung mang tính giáo dục hiện đang trở thành xu hướng được tiếp cận cao.

  • Chia sẻ lời khuyên của chuyên gia về cách tận dụng tối đa sản phẩm
  • Tiết lộ một số lịch sử thú vị của công ty
  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm, dịch vụ
  • Sửa chữa quan niệm sai lầm về ngành của bạn…v.v.

Tích lũy những kinh nghiệm của bạn trong ngành để chia sẻ với khán giả. Hoặc học hỏi tiếp thu từ trên Internet các mẹo hữu ích rồi tổng hợp chúng thành kiến thức của riêng bạn. Những thông tin này sẽ luôn nhận được sự chú ý cao từ khán giả.

3. Chia sẻ “hậu trường”

  • Điều gì đang xảy ra tại văn phòng của bạn ?
  • Nguyên mẫu của sản phẩm mới nhất vừa được trưng bày ?
  • Quy trình sản xuất giày diễn ra như thế nào ?
  • …v.v.

Luôn có sự hấp dẫn riêng khi chia sẻ những điều chưa được biết đến đằng sau một công việc kinh doanh. Nếu có thể, hãy để những người theo dõi nhìn thấy sau bức màn. Hoặc nói cách khác, bạn hãy tiết lộ bản thân đi. Những chủ đề này giúp duy trì sự theo dõi của khán giả với thương hiệu. Bạn có thể:

  • Chia sẻ công tác chuẩn bị cho một buổi triển lãm
  • Những bức ảnh về kho hàng, quá trình đóng gói chuẩn bị vận chuyển
  • Video ngắn giới thiệu văn phòng công ty….

4. Đề cao tính xác thực

Hãy trung thực và minh bạch, tạo nội dung có ý nghĩa. Và bạn sẽ xây dựng lòng tin với khán giả của mình theo thời gian.

Nội dung do người dùng tạo luôn là thông tin mang tính uy tín hàng đầu và nhận được nhiều sự chú ý của khán giả nhất trên phương tiện truyền thông xã hội. Do đó, hãy thu thập những đánh giá của người dùng, các bằng chứng xã hội (chứng thực hàng thật, khen thưởng chất lượng…v.v.) để kích thích tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

5. Tổ chức Hỏi và Đáp

Câu hỏi thường gặp về phần mềm email marketing

Cho dù bạn đang kinh doanh ngành dịch vụ (thuế, chữ ký số, bảo hiểm) hoặc cung cấp những sản phẩm cho phụ nữ…v.v, hãy tổ chức những lần hỏi đáp. Bởi khán giả luôn có nhiều câu hỏi chờ đợi được giải thích từ chuyên gia trong ngành.

Ít nhất 1 lần mỗi tháng, những bài đăng Hỏi & Đáp sẽ thu hút thêm người theo dõi cho thương hiệu. Thậm chí được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

6. Hợp tác

Cách tốt nhất quảng cáo sản phẩm trên phương tiện truyền thông xã hội là gì ? Hợp tác với người có ảnh hưởng để nâng cao danh tiếng của bạn.

Hãy mời một người có ảnh hưởng hoặc một thành viên cộng đồng có ảnh hưởng để cùng tiếp thị truyền thông xã hội. Sức hút của họ không chỉ nâng cao uy tín cho sản phẩm mà còn lôi kéo những đối tượng theo dõi họ cũng đến tìm hiểu về thương hiệu bạn. Xem thêm Thống kê Influencer marketing để hiểu rõ hơn về lợi ích của tiếp thị ảnh hưởng.

Ngoài ra, bạn có thể hợp tác sản phẩm, thực hiện cuộc phỏng vấn hoặc livestream…v.v.

7. Tổ chức một cuộc thi

Mọi người thích giành được phần thưởng! Tổ chức một cuộc thi để nhận quà tặng của sản phẩm, dịch vụ hoặc thứ gì đó từ doanh nghiệp bạn. Bất kỳ khán giả nào cũng đều thích được tặng quà.

8. Khai thác các chủ đề thịnh hành

Xuất bản các bài đăng liên quan đến chủ đề thịnh hành luôn nhận được nhiều sự chú ý hơn trên truyền thông xã hội. Bạn có thể lắng nghe trên mạng xã hội để tìm hiểu xem khán giả đang theo dõi vấn đề gì. Và sau đó, hãy đề cập chủ đề này vào các bài đăng của bạn.

Ngoài ra, có thể kèm thêm hashtag trong bài đăng để đi sâu vào cuộc thảo luận rộng hơn. Đồng thời nó cũng giúp tăng khả năng hiển thị thương hiệu trong kết quả tìm kiếm trên mạng xã hội. Tìm hiểu: Cách sử dụng thẻ Hashtag.

9. Hãy đáng nhớ

Tài khoản xã hội của bạn chỉ là một giọt nước trong đại dương nội dung. Hãy nổi bật giữa đám đông với bài đăng kèm hình ảnh bắt mắt, đồ họa thông tin dễ hiểu hoặc meme hài hước.

10. Tạo một chuỗi bài đăng nhất quán

Đăng bài định kỳ cung cấp cho người theo dõi lý do quay lại thường xuyên để xem thêm nội dung mà họ yêu thích. Tính nhất quán cho phép khán giả biết điều gì sẽ xảy ra và củng cố giá trị thương hiệu của bạn.

11. Thực hiện một cuộc khảo sát

trai-nghiem-khach-hang

Điều đặc biệt của mạng xã hội là tính tương tác của nó. Vì vậy đừng ngại yêu cầu những người theo dõi của bạn lên tiếng.

Một cuộc khảo sát là hình thức phù hợp để khiến hầu hết những người theo dõi cân nhắc về một vấn đề và tham gia vào cuộc trò chuyện. Các cuộc thăm dò có thể yêu cầu phản hồi của khách hàng về sản phẩm mới nhất; Đánh giá mức độ quan tâm đến một dịch vụ mới; Hoặc thậm chí chỉ để mọi người chọn một khía cạnh mà họ thích…v.v.

12. Đừng quá coi trọng bản thân

Điểm mấu chốt ở đây chúng tôi muốn đề cập là bạn đừng quá chú trọng đến bán hàng. Hãy cung cấp những thông tin giá trị cho người dùng. Mục đích nhằm tiếp cận và gây sự chú ý với họ.

Các nền tảng truyền thông xã hội hiện nay đã chú trọng đến trải nghiệm người dùng hơn. Khi khán giả không thích tiếp xúc với quảng cáo nào đó, lập tức nó sẽ không hiển thị trên nguồn cấp dữ liệu của họ nữa. Vì vậy, hãy duy trì sự hiển thị của bạn lâu dài trong tư cách một chuyên gia cung cấp tin tức giá trị. Người ở lại lâu hơn sẽ là người chiến thắng!

Chúc bạn thành công !

Kiến thức hữu ích:

Rate this post

Comments

comments


Nguyễn Hà

"Không có phần mềm marketing tốt nhất, chỉ có phần mềm marketing phù hợp nhất" - Ha Nguyen

@!-/#Chào mỪng1
@!-/#Chào mỪng1